| Hotline: 0983.970.780

Du khách đổ về Đà Lạt thưởng lãm mai anh đào ngày tết

Thứ Tư 01/01/2020 , 17:12 (GMT+7)

Tết Dương lịch, mai anh đào nở rộ, nhuộm hồng phố phường Đà Lạt làm du khách thích thú. 

Ngày 1 Tết Dương lịch 2020, hàng nghìn du khách trong và ngoài nước về thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) vui chơi, thưởng lãm mai anh đào.
Nhiều tuyến phố ngập trong sắc hồng của màu hoa. "Khung cảnh nên thơ, hữu tình. Không khí se lạnh và trong lành nên nhiều người thích thú", chị Nguyễn Thị Hoa, du khách đến từ Đồng Nai chia sẻ. 
Ở Đà Lạt, mùa mai anh đào nở rộ từ cuối tháng 12 dương lịch và kéo dài khoảng hơn 1 tháng. Đây cũng là thời điểm thành phố đón tiết trời đẹp nhất trong năm.  
Các tuyến phố như Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Diệu hoặc quốc lộ 20 (đoạn thuộc xã Xuân Trường, Đà Lạt) chìm ngập trong sắc hoa. 
"Sáng Tết Dương lịch, chúng tôi ghé uống cà phê ở quán gần hồ Xuân Hương sau đó thuê xe máy dạo phố. Mấy năm gần đây, cứ vào độ hoa anh đào nở là chúng tôi lại sắp xếp thời gian để lên Đà Lạt", anh Trần Xuân thổ lộ.  
Trong khi đó, chị Hồng Thắm (ngụ huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) cho biết, từ sáng sớm, chị và bạn đã lái xe máy hơn 20km từ nhà để đến Đà Lạt du ngoạn. 
Dọc bên quốc lộ 20 xuôi Đà Lạt về vùng Cầu Đất, những hàng anh đào trút hết lá để hoa bung nở, tạo khung cảnh lãng mạn.  
Theo UBND TP Đà Lạt, anh đào là cây mang lại nét đẹp riêng cho thành phố. Hiện nay, Đà Lạt đã trồng trên 200.000 cây để tạo cảnh quan.  
Chị Anh Thư chia sẻ: "Ở các con phố, sườn đồi, anh đào lớn hay cây nhỏ cũng trút lá và trổ bông rất đẹp".
Những năm gần đây, chính quyền thành phố Đà Lạt có nhiều biện pháp bảo vệ loài hoa này. Trong đó bao gồm việc tuyên truyền để người dân, du khách nâng cao ý thức bảo vệ, không bẻ cành, hái hoa.
Du khách thích thú chụp hình lưu niệm với mai anh đào Đà Lạt.
Một gốc anh đào nở rộ ở phố Hùng Vương, Đà Lạt.

Xem thêm
Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt. Sụt lún nhà kho tại công ty lương thực, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. ĐBSCL có thể đã qua đỉnh điểm hạn mặn.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Tạm giữ 9 thuyền khai thác 824 m3 khoảng sản trái phép

Nghệ An Công an Nghệ An đã đồng loạt tiến hành kiểm tra, phát hiện 9 thuyền vỏ sắt không mã hiệu, không đăng kiểm cùng 824 m3 khoáng sản bị khai thác trái phép trên khu vực sông Lam, xã Long Sơn, huyện Anh Sơn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm