| Hotline: 0983.970.780

Dừa sáp Trà Vinh luôn hút hàng, giá bán khá cao

Thứ Sáu 30/11/2018 , 06:10 (GMT+7)

Tại huyện Cầu Kè (Trà Vinh) dừa sáp (có một lớp cơm dày trong ruột xốp, thịt dẻo, vị béo, thơm ngon) là loại đặc sản nơi đây.  Hiện nay dừa sáp được bài bán rất nhiều hai bên QL 54 vào trung tâm huyện Cầu Kè giá từ 180.000 – 260.000 đồng/trái (tùy loại), tăng từ 20.000 – 50.000 đồng/trái so với 2 tháng trước.

08-14-23_nh_1_du_sp_tuy_gi_co_gp_c_chuc_ln_du_thuong_nhung_vn_hut_hng
Dừa sáp tuy giá cao gấp cả chục lần dừa thường nhưng vẫn hút hàng

Chị Ngô Thị Lệ, người bán dừa sáp ở cửa ngõ vào trung tâm huyện Cầu Kè cho biết, giá dừa sáp hiện nay tăng là do thời điểm này vụ nghịch nên sản lượng ít hơn so với tháng 5-6 vừa rồi. Bên cạnh đó dừa sáp tăng giá nguyên do đang vào dịp lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Nam Bộ và dịp tết cuối năm nên sản lượng hút hàng không đủ đáp ứng cho thị trường.

Theo các hộ trồng dừa sáp ở xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè hơn 15 năm trước giá trị cây dừa sáp thua cây dừa thường và không ít nông dân đã đốn bỏ dừa sáp trồng cây ăn trái khác. Nhưng nhờ huyện Cầu Kè là xứ sở vườn cây ăn trái và có lễ Vu Lan Thắng hội được tổ chức rất quy mô hàng năm nên khách phương xa về tham quan rất đông. Vào dịp này, một số nhà vườn đã đem dừa sáp bán cho các quán nước để chế biến làm nước uống giải khát phục vụ du khách. Thấy du khách khen ngon và tiếng lành đồn xa cho nên dừa sáp Cầu Kè có thương hiệu đến ngày hôm nay.

Ông Thạch Thông, ở ấp Chông Nô 2, xã Hòa Tân trồng 1 công dừa trong số đó có gần 45% cây đang cho trái sáp, bình quân mỗi năm vườn dừa của ông cho khoảng 450-500 trái dừa sáp mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng. Trồng dừa sáp cũng đơn giản giống như dừa bình thường, nhưng trái nào cho sáp giá bán cao gấp 10-15 lần so với dừa thường.

Ông Thông chia sẻ về kinh nghiệm chọn giống và trồng dừa sáp, trước nhất chọn giống dừa sáp chủ yếu bằng trái, dừa làm giống được tuyển chọn từ những cây đầu dòng trên 10 năm tuổi, cây dừa có sáp, khỏe mạnh, không bị bệnh. Chọn buồng nhiều trái, trái to, màu sắc đẹp lưu ý chọn trái dừa nước nếu chọn trái sáp thì trái không nảy mầm. Trái dừa hái xuống, treo lên dây phơi khô, sau đó vạt mặt, xếp xuống đất hoặc cho vào bịch nylon có chứa xơ dừa cộng phân chuồng, đưa vào vườn ươm. Làm giàn lưới để che bớt ánh sáng, ngày tưới 1 lần, mùa mưa không cần tưới. Sau khi đưa vào vườn ươm khoảng 35 ngày, trái nảy mầm. Khi nảy mầm, dùng phân bón lá phun kích thích cho lá và rễ phát triển. Tiếp tục chăm sóc thêm 25 ngày, khi cây dừa cao 50cm và rễ đâm ra khỏi vỏ dừa là đem đi trồng.

08-14-23_nh_2_du_sp_l_cy_dc_sn_o_huyen_cu_ke
Dừa sáp là cây đặc sản ở huyện Cầu Kè

Đặc biệt dừa sáp rất thích hợp với đất cát pha nhẹ, có thể trồng xung quanh bờ ao, bờ kênh, nếu trồng diện tích lớn, nên trồng tập trung. Đào hố rộng 80x80cm, hoặc lên mô, cây cách cây 8 x 8m rồi trộn phân chuồng cộng tro trấu và phân hữu cơ, lấp một lớp đất mỏng. Hạ cây dừa xuống, lấp đất chặt, kín ngang mặt bầu. Về cách chăm sóc, trồng xong tưới nước ngày 1 lần, dừa trồng được 30 ngày tiến hành bón urê, lượng phân không đáng kể, mỗi gốc 1 nắm tay. Khi cây trổ bông, bón 1kg phân NPK 16 – 16 – 8, bón bằng cách đào rãnh xung quanh gốc dừa, cách gốc 1, 5m bỏ phân xuống rồi lấp đất lại. Muốn cây dừa sáp đạt tỷ lệ sáp cao cơm dày, khi cây trổ bông cần thụ phấn nhân tạo.

Ông Thạch Phu My, GĐ HTX dừa sáp Hòa Tân cho biết, HTX có 20 xã viên, với diện tích dừa sáp cho trái trên 20ha (tương đương 5.000 cây dừa). HTX còn thực hiện SX, kinh doanh cung cấp trái dừa sáp giống. Hiện HTX ký kết hợp đồng với nhiều DN trong và ngoài tỉnh cung ứng trực tiếp hàng tháng gần 800 trái dừa sáp, với giá cố định 120.000 – 160.000 đồng/trái ( tùy loại lớn nhỏ). Với giá bán này, người trồng dừa sáp có lợi nhiều. Tuy vậy, mỗi dịp lễ hội hay tết giá dừa sáp hút hàng giá bán tăng cao so với ngày thường.

Ông Phạm Thanh Toàn, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Cầu Kè cho biết, toàn huyện hiện có hơn 34.000 cây dừa sáp. Trong đó có gần 20.000 cây đang cho trái, với sản lượng 450.000​-500.000 trái dừa sáp/năm. Diện tích dừa sáp tập trung nhiều trên địa bàn xã Hòa Tân, với trên 26.000 cây và có 70% số cây đang cho trái. Đây được xem là đặc sản độc nhất vô nhị của tỉnh Trà Vinh và cả Việt Nam. Bởi lẽ, cây dừa sáp chỉ trồng trên đất ở một số xã của huyện Cầu Kè thì mới cho ra sáp, còn lại nếu mua giống về trồng ở những vùng đất khác thì nó cho ra trái dừa bình thường.

Hiện nay dừa sáp được nghiên cứu cấy phôi cho tỷ lệ đậu trái sáp đạt tỷ lệ từ 70 – 90%

Theo ông Toàn, để nâng tỷ lệ đậu trái dừa sáp lên và cho năng suất cao, thời gian qua Trường Đại học Trà Vinh phối hợp vối UBND huyện bắt đầu nghiên cứu cấy phôi dừa sáp cho trái thành công đạt tỷ lệ trái có sáp trên 70%, đặc biệt có vườn tỷ lệ sáp lên đến 90%. Cây dừa sáp khi ra trái sẽ cho tỷ lệ sáp cao gấp 3 - 4 lần so với giống dừa ngoài tự nhiên đang mở ra cơ hội làm giàu cho nông dân.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm