| Hotline: 0983.970.780

Đức khẳng định không cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine

Chủ Nhật 26/05/2024 , 08:28 (GMT+7)

Thủ tướng Olaf Scholz cho rằng việc để Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa Taurus của Đức có nguy cơ châm ngòi một cuộc xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro tại Phủ Thủ tướng ở Berlin hôm 24/5. Ảnh: EPA.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro tại Phủ Thủ tướng ở Berlin hôm 24/5. Ảnh: EPA.

Trong một phiên hỏi đáp ở Berlin hôm 24/5, một người tị nạn Ukraine đã hỏi Thủ tướng Scholz rằng tại sao ông không cung cấp cho Kiev tên lửa Taurus, loại tên lửa có tầm bắn lên đến 500km, trong bối cảnh Nga đang tiến công mạnh mẽ ở Kharkov.

Ông Scholz trả lời rằng "mọi quyết định phải được cân nhắc kỹ lưỡng", đồng thời nói thêm rằng trách nhiệm của ông là ngăn chặn một kịch bản "leo thang xung đột, dẫn đến một cuộc chiến giữa Nga và NATO".

Mặc dù Đức đến nay đã hào phóng cung cấp cho Ukraine nhiều loại khí tài quân sự, song ông Scholz kiên quyết phản đối việc cung cấp tên lửa tầm xa như Pháp và Anh đã làm.

Ông Scholz cho biết Berlin đã chi 28 tỷ euro (30,4 tỷ USD) để viện trợ quân sự cho Ukraine, khiến nước này trở thành nước viện trợ lớn thứ hai cho Kiev, sau Mỹ. Thủ tướng Scholz kết luận rằng "chúng tôi đã thực sự đến giới hạn về những gì chúng tôi có thể làm".

Trong một bài bình luận được công bố 23/5 trên tờ The Economist, ông Scholz cho rằng "điều quan trọng là phải làm rõ rằng NATO không tìm cách đối đầu với Nga". Ông thề rằng Berlin "sẽ không làm bất cứ điều gì có thể biến Đức thành một bên trực tiếp trong cuộc xung đột này".

Đầu tuần này, Thủ tướng Scholz cũng đã chỉ trích đề xuất của cựu lãnh đạo khối quân sự Anders Fogh Rasmussen và chính phủ Kiev việc thiết lập vùng cấm bay do NATO thực thi trên bầu trời Ukraine. Ông cho rằng ý tưởng này là vô cùng nguy hiểm.

Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng việc cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí hiện đại sẽ đẩy phương Tây tiến gần hơn việc tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột, có thể dẫn đến những hậu quả thảm khốc.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ điều tàu ngầm tấn công đến Cuba sau khi đội tàu Nga đến Havana

Một tàu ngầm tấn công của Mỹ đã cập cảng căn cứ Vịnh Guantanamo ở Cuba, một ngày sau khi đội tàu chiến tối tân của Nga đến Havana hôm 12/6.

Nga thử nghiệm mẫu UAV hạng nặng có thể chở lính

Quân đội Nga vừa thử nghiệm máy bay không người lái 4 cánh quạt có tải trọng lên tới 200kg, được xem là một giải pháp hậu cần giá rẻ trên tiền tuyến.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm