| Hotline: 0983.970.780

Đường Lâm: Làng cổ được ví như 'Bảo tàng lối sống nông nghiệp'

Thứ Hai 21/12/2020 , 10:28 (GMT+7)

Nếu coi hai phố cổ Hà Nội và Hội An là “Bảo tàng lối sống đô thị” thì làng cổ ở Đường Lâm lại là nơi được ví như “Bảo tàng lối sống nông nghiệp”.

Cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 50km, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng cổ ở Bắc Bộ với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình … và đặc biệt là 956 ngôi nhà truyền thống. 

Cổ ấp ngàn năm tuổi này được coi là ngôi làng đại diện tiêu biểu cho một mô hình nông thôn hoàn chỉnh của Đồng bằng Bắc Bộ, nơi khiến du khách đến thăm ví von là “Bảo tàng lối sống nông nghiệp”.

Làng cổ ở Đường Lâm ngoài các điểm tham quan tiêu biểu, các giá trị nổi bật du khách thường thăm nơi trú sinh sống của bao thế hệ người dân làng cổ là những ngôi nhà có tuổi đời vài thế kỷ. Đình làng Mông Phụ nằm ngay trung tâm làng cổ được làm theo kiểu 4 lá mái với họa tiết trang trí bay bổng hình mây cuộn, rồng bay. Trên thân các cột xà, thanh xà đều được trạm khắc hết sức tinh sảo với họa tiết đầu rồng, tứ linh, tứ quý, chim phượng.

Tập trung nhiều nhà cổ nhất là ở thôn Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh, nơi có những ngôi nhà được xác định xây dựng từ các năm 1649, 1703, 1850... Nếu căn nhà cổ bằng gỗ có tuổi đời 369 năm thuộc sở hữu của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng (51 tuổi, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) được coi là cổ nhất thì chỉ ít hơn 69 năm tuổi là căn nhà của gia đình ông Hà Hữu Thể (xóm Xui, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm).

Căn nhà ông Hà Hữu Thể được xếp hạng là nhà cổ loại I nằm ngay gần đình làng Mông Phụ. Ngôi nhà cổ ở được, đến nay là 13 đời gồm có 7 gian, hoàn toàn sử dụng mộng, không sử dụng đinh sắt để liên kết các chi tiết với nhau. Mái nhà lợp ngói ri, nền nhà lát gạch đất nung, tường nhà bằng đá ong, rui, mè bằng gỗ.

Ẩn sâu trong những ngôi nhà cổ là các phong tục tập quán, tín ngưỡng, gia phong, được truyền từ nhiều đời nay. 

Cùng với ngôi nhà cổ kính hằng trăm tuổi, Đường Lâm còn nổi tiếng là nơi vẫn còn lưu giữ những nghề truyền thống như làm tương, có từ hàng ngàn năm nay và nhà nào cũng có ít nhất vài chum tương ở góc sân nhà. 

Nguyên liệu chủ yếu của tương Đường Lâm là ngô, đỗ hoặc gạo nếp. Đây là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình và là đặc sản dành cho du khách khi về thăm di tích làng cổ Đường Lâm.

Ngoài nhà ông Hà Hữu Thể, nhiều căn nhà cổ khác ẩn mình giữa thôn xóm, phủ màu vàng nắng trên ngói vẩy cá đặc trưng mà tuổi đời cũng phải vài thế kỉ như nhà cụ Thiết. Theo cụ bà 95 tuổi, chủ nhà thì ngôi nhà cổ này được xây dựng từ các vật liệu đặc trưng của xứ Đoài xưa như gỗ quý, gạch bát tràng, gạch chỉ, thẻ , đá xanh, tảng, đá ong…

Mái ngói nhà ông Hà Hữu Thể được lợp xuôi võng xuống theo hình cánh diều và được xếp nhiều lượt dày tới 20cm.

Phía ngoài hiên nhà cụ Thiết được lát gạch Bát Tràng với các hàng cột gỗ (cao khoảng 1,7m) chạy ngang từ đầu nhà đến cuối nhà. Chân các cột cái, cột quân, cột hiên bằng đá tròn.

Ngày cuối tuần, sẽ là thiếu sót nếu những ai thích những chuyến du ngoạn ven đô mà bỏ qua Đường Lâm, nơi đưa ta trở về với làng quê bình yên, trở về với những ký ức cổ kính hàng trăm năm tuổi. Dấu chân của du khách nhí trên những con đường lát gạch với những bức tường in dấu thời gian ở Đường Lâm ngày cuối tuần…

… một không gian đậm hồn làng Việt từ những bức tường, lối đi lát gạch nghiêng đến những bức tường đá ong màu vàng sụm nổi bật… ở nơi được mệnh danh là một trong những ngôi làng cổ nhất miền Bắc.

Thành cổ Quảng Trị: 'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi...'

Thành cổ Quảng Trị: 'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi...'

Ảnh 06:00

'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi. Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ...' là 2 câu trong bài thơ 'Tấc đất thành cổ' của Phạm Đình Lân nói về thành cổ Quảng Trị.

Vụ cháy rừng ở Hà Giang đã được khống chế

Vụ cháy rừng ở Hà Giang đã được khống chế

Ảnh 20:07

Theo Sở NN-PTNT Hà Giang, tính đến 17 giờ ngày 27/4, vụ cháy rừng ở đỉnh núi Tây Côn Lĩnh của tỉnh Hà Giang đã được lực lượng chức năng khống chế thành công.

Tái hiện 'chợ ma' giao thương chiếu Định Yên

Tái hiện 'chợ ma' giao thương chiếu Định Yên

Ảnh 18:48

Đồng Tháp Định kỳ 16 âm lịch hàng tháng, tại Đình thần Định Yên, huyện Lấp Vò sẽ tái hiện không gian “chợ ma Định Yên”, nét văn hóa độc đáo tồn tại hơn 1 thế kỷ.

Về Cửa Việt giúp các runner trải nghiệm biển xanh, cát trắng, nắng vàng

Về Cửa Việt giúp các runner trải nghiệm biển xanh, cát trắng, nắng vàng

Ảnh 10:45

Du lịch Quảng Trị thời gian gần đây đang dần trở thành điểm đến mới mẻ của cộng đồng thích xê dịch, trong đó phải kể đến bãi biển Cửa Việt đẹp như tranh.

Khoanh vùng cháy rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh

Khoanh vùng cháy rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh

Ảnh 19:28

Đến 17 giờ ngày 26/4, vụ cháy diện tích rừng đặc dụng rộng khoảng 10ha tại khu vực Tây Côn Lĩnh, tỉnh Hà Giang đã được khoanh vùng, tạo các đường băng cản lửa.

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Ảnh 09:25

Sepon Boutique Resort nằm cạnh biển Cửa Việt mộng mơ, kiến trúc của khu nghỉ dưỡng được thiết kế theo phong cách sang trọng, hiện đại, hướng ra bể bơi hoặc sân vườn.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm