| Hotline: 0983.970.780

ESG - Tiêu chuẩn xanh cho ngành lương thực, thực phẩm

Thứ Sáu 22/12/2023 , 06:30 (GMT+7)

ESG đang dần trở thành một trong những thước đo tiêu chuẩn để đánh giá tính phát triển bền vững của doanh nghiệp với chìa khóa 'môi trường - xã hội - quản trị'.

Tuy nhiên, bộ tiêu chuẩn ESG này còn khá mới với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Năng lượng xanh, sản xuất xanh, tăng trưởng xanh là yếu tố quan trọng trong việc tăng chỉ số ESG để giúp doanh nghiệp phát triển tăng sức cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu. Trên thế giới, áp dụng ESG đang là xu hướng của các doanh nghiệp.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đã và đang tiếp tục nỗ lực trong việc giảm thải khí carbon và rác thải, sử dụng nguồn đầu vào có trách nhiệm xã hội, nhằm đáp ứng các tiêu chí ESG đang ngày càng trở nên quan trọng trong mắt nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Ở ngành lương thực, thực phẩm, ông Trịnh Bá Cường, Tổng Thư Ký, Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA) cho biết, các doanh nghiệp sản xuất đã và đang tiếp tục nỗ lực trong việc giảm thải khí carbon và rác thải, sử dụng nguồn đầu vào có trách nhiệm xã hội, nhằm đáp ứng các tiêu chí ESG đang ngày càng trở nên quan trọng trong mắt nhà đầu tư và người tiêu dùng, khi họ sẽ nhìn vào chỉ số và báo cáo ESG để thể hiện thái độ và có những quyết định về hành vi đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã và đang áp dụng thành công ESG, điển hình như Vinamilk, Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa, Cholimex, Bibica,…

Vinamilk đặt mục tiêu trước 2025 toàn bộ các sản phẩm xuất khẩu sang New Zealand và Úc đều sử dụng bao bì HDPE (bao bì dễ tái chế).

Vinamilk đặt mục tiêu trước 2025 toàn bộ các sản phẩm xuất khẩu sang New Zealand và Úc đều sử dụng bao bì HDPE (bao bì dễ tái chế).

“Ngoại trừ các công ty đại chúng và niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt Nam bắt buộc phải công bố báo cáo ESG hằng năm, các doanh nghiệp khác còn chưa bắt buộc phải công bố báo cáo ESG vẫn có những hoạt động kinh doanh hướng đến phát triển bền vững ở những cấp độ khác nhau.

Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng như ngành hàng lương thực, thực phẩm và đồ uống đang từng bước thực hiện phát triển bền vững như sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, quan tâm đến phát triển kinh tế địa phương, các hoạt động hỗ trợ cộng đồng và đặc biệt tập trung vào sản xuất sản phẩm xanh và sản phẩm được gắn nhãn xanh bởi tổ chức uy tín trong nước.

Mặc dù vậy, các hoạt động này cũng mới chỉ bước đầu triển khai, chỉ là phần nhỏ trong chương trình phát triển bền vững theo các tiêu chuẩn ESG, do nhiều nguyên nhân như thiếu nguồn lực, thiếu kinh nghiệm và hạn chế về kỹ năng”, ông Cường nhìn nhận.

Theo ông Trần Phú Lữ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM, việc phát triển ESG của doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Hiện có nhiều bộ tiêu chuẩn và các chỉ số đang được một số tổ chức sử dụng để đánh giá phát triển bền vững của doanh nghiệp tại Việt Nam (Chỉ số doanh nghiệp bền vững CSI; Bộ tiêu chuẩn ISO26000; Bộ chỉ số Phát triển Bền vững (VNSI),…), tạo ra những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn và áp dụng.

Mặt khác, việc đánh giá và công bố báo cáo ESG theo quy định sẽ phải thực hiện hàng năm, trong khi chi phí và nguồn lực doanh nghiệp còn hạn chế.

"Doanh nghiệp cũng có thể gặp rủi ro nếu quản lý chương trình ESG không được tốt do còn thiếu kinh nghiệm và hạn chế về kỹ năng. Kế hoạch triển khai ESG cần được phối hợp đồng bộ trong toàn doanh nghiệp, nếu hỏng hoặc có trục trặc bất cứ một khâu có thể dẫn đến thiếu nhất quán và ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Đây là một khó khăn và chứa đựng nhiều rủi ro cho doanh nghiệp trong khi kinh nghiệm còn thiếu cũng như kỹ năng quản lý ESG còn hạn chế", ông Trần Phú Lữ nhận định.

Sản phẩm xanh là sản phẩm đáp ứng 4 tiêu chí, gồm sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn cho môi trường và sức khỏe thay thế sản phẩm độc hại, sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì và sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe). 

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.