Theo dữ liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế, xuất khẩu của Anh, từng đạt kỷ lục trong năm 2017, sang khối EU trong năm 2019 tăng 5% so với năm trước, lên tới 1,41 tỷ bảng. Xuất khẩu sang Pháp, thị trường lớn nhất của Anh, tăng 14% so với cùng kỳ lên 556 triệu bảng.
Xuất khẩu hải sản lớn nhất của Vương quốc Anh là cá hồi nuôi, cá biển sống ở các tầng nước không gần với đáy vùng ngoài khơi, và động vật giáp xác.
Năm 2019, xuất khẩu toàn bộ cá hồi Đại Tây Dương nuôi tươi trị giá 626 triệu bảng, tăng 23% so với cùng kỳ 2018. Xuất khẩu lớn nhất tiếp theo của Vương quốc Anh là tôm hùm Na Uy trị giá 113 triệu bảng, tăng 4% so với cùng kỳ 2018.
Khoảng 53% toàn bộ xuất khẩu cá hồi tươi Đại Tây Dương của Anh là sang EU. Cùng với đó, 86% lượng tôm hùm Na Uy đông lạnh xuất khẩu của Anh được thị trường EU tiêu thụ. Đối với tôm hùm Na Uy sống và tươi, tỷ lệ này lên tới gần 100%, dữ liệu của ITC cho thấy.
Theo một phân tích trước đây của công ty tư vấn Comulus Consulting của Anh, khoảng 85% xuất khẩu động vật có vỏ của Anh hướng đến thị trường EU.
Năm ngoái, xuất khẩu thủy hải sản của Anh sang các nước ngoài EU tăng 33% so với cùng kỳ lên tới 730 triệu bảng, chủ yếu nhờ xuất khẩu cá hồi Đại Tây Dương nuôi sang Mỹ, thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Vương quốc Anh
Xuất khẩu cá hồi Đại Tây Dương sang Mỹ tăng 61% so với cùng kỳ lên tới 248 triệu bảng, chiếm 79% tổng xuất khẩu thủy sản của Anh sang quốc gia này.
Liên quan đến nhập khẩu, năm 2019, Anh nhập khẩu 3,63 tỷ bảng hải sản và các sản phẩm thủy sản, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong tổng số hàng nhập khẩu, 1,28 tỷ bảng đến từ EU, trong khi 2,35 tỷ bảng được nhập từ các nước ngoài EU, tăng lần lượt 15% và 8% so với cùng kỳ 2018.