| Hotline: 0983.970.780

Gắn phát triển HTX với Chương trình OCOP

Thứ Hai 18/03/2019 , 09:38 (GMT+7)

Cuối tuần qua, Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương đã làm việc với tỉnh Cao Bằng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Buổi làm việc xoay quanh tình hình phát triển KT-XH, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty nông, lâm nghiệp.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ gợi ý cho Cao Bằng phát triển du lịch nông thôn gắn với tự nhiên và các di tích lịch sử của đất nước. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế tập thể và HTX, Phó Thủ tướng đánh giá Cao Bằng đã có nhiều giải pháp đồng bộ trong hỗ trợ tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, hỗ trợ chuyển giao KH-CN, đào tạo cán bộ…

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh cho biết sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, số lượng HTX đã tăng 4 lần, lên 247 HTX đang hoạt động, tổng vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng.

Các HTX hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và xây dựng chiếm tỉ lệ lớn nhất, tới hơn 42%, còn lại trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ… Ở Cao Bằng không có HTX hoạt động trong lĩnh vực tín dụng và nhà ở.

Doanh thu bình quân năm 2018 là 1,055 tỷ đồng/HTX, tăng 600 triệu đồng so với năm 2003. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX năm 2018 là 4 triệu đồng/người/tháng, tăng gấp 2 lần so với năm 2013 (năm ban hành Luật HTX sửa đổi), gấp 7,2 lần so với năm 2003.

Các HTX đóng góp ngày càng tăng vào ngân sách địa phương, tuy nhiên con số còn rất khiêm tốn. Tính đến tháng 12/2018, các HTX đóng góp cho ngân sách của tỉnh được 16,38 tỷ đồng chiếm 1,33% trong tổng thu nội địa, tăng 8 lần so với với năm 2006, bằng 99,36% so với thực hiện 2017.

Công tác phát triển HTX của tỉnh vẫn còn gặp nhiều hạn chế về kỹ năng quản lý, chậm đổi mới công nghệ, lúng túng trong lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho rằng vốn tín dụng rất quan trọng với HTX nhưng mới chỉ có 41 HTX vay vốn ngân hàng thương mại.

Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Cao Bằng quan tâm phát triển HTX ở các lĩnh vực đầu vào và lĩnh vực đầu ra cho dịch vụ, sản xuất; tích cực thực hiện các thủ tục xoá nợ khê đọng của HTX cũ, tạo điều kiện cho các HTX chuyển đổi sang hình thức mới; gắn phát triển HTX với xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để khai thác tối đa giá trị thương hiệu, chất lượng của các sản phẩm truyền thống, có lợi thế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 12/3/2004 của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, tỉnh Cao Bằng đã chuyển các nông, lâm trường quốc doanh thành các công ty cổ phần và công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Cao Bằng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp giao cho các DN, tổ chức thuê là 36.226 ha.

Ông Hoàng Xuân Ánh cho biết các công ty sau khi CPH đã tiến hành thực hiện thuê đất, tổ chức sản xuất, kinh doanh tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành, cơ bản phù hợp với với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh. Đa số các công ty đều hoạt động hiệu quả, đem lại nguồn thu cho công ty, giải quyết việc làm cho người dân và đóng góp vào ngân sách của tỉnhh.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm