| Hotline: 0983.970.780

Gạo sạch Hoa Lúa

Thứ Sáu 28/08/2015 , 09:43 (GMT+7)

Cty gạo Hoa Lúa ra đời, tiếp sức với Cty Tân Thành làm cầu nối tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân khẳng định thương hiệu do chính họ làm ra.

Từ vụ ĐX 2014-2015, Cty TNHH Thương mại Tân Thành đã tiến hành bao tiêu sản phẩm cho những cánh đồng trồng lúa đạt chuẩn GlobalGAP vùng An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp và Sóc Trăng… nâng tổng diện tích thu mua lên 240 ha.

Vốn là DN đi đầu trong việc đưa công nghệ sinh học áp dụng trên đồng ruộng, với các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường và con người, nhìn thấy được nỗi vất vả của nông dân khi hạt gạo do họ làm ra không có chỗ đứng trên thị trường, Cty Tân Thành quyết định đầu tư xây dựng nhiều tổ SX lúa ở các tỉnh ĐBSCL.

Các tổ này trồng lúa theo quy trình nghiêm ngặt của tiêu chuẩn GlobalGAP, quy tụ được mọi người trồng lúa sạch nhưng sản phẩm làm ra, ai sẽ giúp họ tiêu thụ?

Thế là Cty gạo Hoa Lúa ra đời, tiếp sức với Cty Tân Thành làm cầu nối tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân khẳng định thương hiệu do chính họ làm ra.

Nông dân Nguyễn Văn Dũng ở xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ làm ruộng có tiếng xứ này với hàng chục ha lúa. Trước đây SX theo lối truyền thống nên lợi nhuận chưa cao. Thấy vậy nhân viên Cty Tân Thành đã mời ông tham gia chương trình trồng lúa sạch theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Sau một năm hợp tác đã mang lại hiệu quả vượt bậc. Ông Dũng cho biết: "Sau khi tham gia cùng Cty SX lúa, tôi khá yên tâm, vì từ khâu làm đất chọn giống đều được nhân viên Cty xuống tận nhà hướng dẫn kỹ thuật, ngày rải phân cũng được ấn định trước.

Đặc biệt trồng lúa sử dụng các loại thuốc sinh học của Tân Thành SX nên rất yên tâm cho sức khỏe và môi trường. Không lo về đầu ra cho sản phẩm. Cty đến thu mua giá cao hơn so với giá thị trường.

 Sau 1 năm làm ăn với Tân Thành, có lãi khá cao nên tôi làm từ thiện và đã tài trợ xây 2 cây cầu nông thôn tại địa phương để phục vụ bà trong xã đi lại dễ dàng".

Anh Nguyễn Văn Nhiều cũng ở xã Thới Xuân cho biết: "Trước kia tôi sử dụng phân thuốc hóa học quá nhiều. Từ khi nghe khuyến cáo giảm lượng phân hóa học nên tôi chuyển hẳn sang dùng chế phẩm sinh học, thấy lúa giảm bệnh mà đạt năng suất cao.

Tuy nhiên đầu ra lại bấp bênh. Sau đó tôi xin hợp tác làm ruộng theo sự hướng dẫn của Tân Thành. Vụ đầu chưa mạnh dạn nên chỉ áp dụng vài công. Thấy hiệu quả nên sang các vụ sau, tôi đã ký kết hợp đồng với Cty SX 3 ha lúa sạch”.

Bình quân một công năng suất hơn 1 tấn lúa tươi. Hiện tại, Cty thu mua lúa tươi tại ruộng với giá 7.000 đồng/kg, trong khi đó thương lái mua lúa thường giá 4.200 - 5.000 đồng/kg.

Liên kết trồng lúa sạch vì mở ra cơ hội mới mà đem lại hiệu quả kinh tế nâng lên đáng kể.

“Từ ngày  tham gia chương trình làm lúa sạch với Cty tôi thấy hiệu quả hơn, lãi  cao hơn, môi trường sạch hơn, thời gian thu mua và thanh toán nhanh hơn thương lái… Đó là điều mà nông dân chúng tôi trông đợi trong mỗi liên kết, hợp tác với doanh nghiệp" anh Nhiều nói.

Bà Trần Thị Bích Trân, Trưởng phòng Kỹ thuật, Cty Tân Thành cho biết, từ khâu chọn lựa giống, gieo sạ, chăm sóc, sử dụng nông dược cho đến khâu thu hoạch đều được đội ngũ kỹ sư của Tân Thành quản lý chặt chẽ, luôn đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn Chứng nhận GlobalGAP.

Dường như không thể nói hết những niềm vui của các hộ nông dân này. Cộng thêm giá bao tiêu thu mua 7.000đ/kg VD20, lợi nhuận trung bình ước đạt 2 triệu đồng/công đã nhân đôi thêm niềm vui, nụ cười chất phác giữa những chân ruộng vừa mới cắt, còn trơ gốc rạ.

Do đặc thù SX các giống lúa chất lượng cao như giống VD 20, ST 20 nên lịch thời vụ cũng được điều chỉnh muộn hơn so với thông thường từ 1 - 2 tháng. Như vậy các vùng SX sẽ sạ được 2 vụ/năm, đảm bảo thời gian cho đất nghỉ.

Với sự thay đổi thời vụ như vậy đã đem lại những kết quả như mong muốn cho hàng trăm nông dân. Vụ HT đầy ắp tiếng cười tại vùng SX lúa ở Đồng Tháp. Giữa tháng 7/2015, hoạt động thu hoạch lúa bắt đầu vào vụ rộ (do lịch thời vụ được điều chỉnh sạ muộn).

Nhìn từng bông lúa chín vàng trĩu hạt, hơn chục nông dân hồi hợp chờ đợi những bao lúa đầu tiên được cân lên đạt 56 kg/bao (lúa tươi), tất cả mọi người như vỡ òa trong niềm vui và hạnh phúc sau cả một vụ mùa vất vả!

Ông Hai Châu, chủ nhiệm vùng SX lúa ở xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) cho biết: "Mấy vụ trước trồng giống lúa thơm VD 20 ở vụ ĐX thì sợ cháy rầy, cháy lá (đạo ôn), còn vụ HT thì lo cháy bìa lá.

Nên mỗi buổi sáng tôi dành ít thời gian đi uống cà phê chủ yếu để gặp bạn bè nghe ngóng thông tin ai sử dụng phân, thuốc gì giúp đồng ruộng đạt hiệu quả, giảm được sâu bệnh.

Từ đầu vụ ĐX năm nay, Cty Tân Thành ký kết bao tiêu lúa, bà con nơi đây rất yên tâm. Cty còn xuống hỗ trợ kỹ thuật, cuối vụ thu mua với giá 7.000 đ/kg.

Trước 2 ngày Cty đến thu hoạch, ông Hai Châu tự hào khoe với PV, vụ HT mà không có cây lúa nào đổ ngã hết, bộ lá đòng còn xanh nguyên cho hạt to khỏe và chắc.

Đứng cạnh bên, thím Hai Châu tiếp lời: “Ở đây bà con mình sạ thưa lắm, có 12 kg/công. Khi bắt đầu đẻ nhánh là thúc Plasti (Plastimula 1SL) vô, lúa búng nhánh kín hết.

Trước trổ và sau trổ là phun cặp Plasti (Plastimula 1SL) + Chubeca (Chubeca 1.8SL), khi lúa ngậm sữa là bắt đầu phun Lacasoto (Lacasoto 4SP) nên lá đòng xanh mướt, nhánh gié tới khi cắt mà vẫn giữ được màu xanh nên lúa cân nặng ký. Vụ HT mà giống VD20 đạt 7,6 tấn/ha. Bà con mừng lắm!”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm