| Hotline: 0983.970.780

Gạo thơm mở đường mới đi EU

Thứ Ba 22/09/2020 , 11:19 (GMT+7)

Hôm nay 22/9, tại An Giang, Tập đoàn Lộc Trời triển khai lễ công bố xuất khẩu lô gạo thơm sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA.

Cơ hội mở ra khi EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm, gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cơ hội mở ra khi EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm, gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Cục Trồng trọt, gạo là mặt hàng tiềm năng của Việt Nam tại thị trường EU. Tám tháng đầu năm 2020 xuất khẩu gạo đi châu Âu đạt trên 15,8 nghìn tấn gạo, với giá trị xấp xỉ 8,5 triệu USD. Trong khi đó, từ ngày 4/9 đến ngày 17/9 đã có 6 doanh nghiệp nộp đơn xin chứng nhận với khối lượng xấp xỉ 4,3 nghìn tấn gạo thơm.

Xuất khẩu gạo trong đó có gạo thơm sang EU từ nay đến hết năm dự kiến sẽ tiếp tục tăng cho dù vẫn chịu tác động từ dịch Covid-19.

Cục Trồng trọt cho biết, hàng năm EU nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo, kim ngạch 1,4 tỷ Euro. Năm 2019, xuất khẩu gạo vào EU của Việt Nam là 50 nghìn tấn gạo, đạt 28,5 triệu Euro, chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn. So với các nước ASEAN, XK gạo của Việt Nam vào EU chỉ bằng 1/6 với Thái Lan, 1/10  Myamnar, 1/4 Campuchia.

Cơ hội mở ra khi EVFTA có hiệu lực, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm, gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm.

Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm. Trong khi đó, 2 nhà xuất khẩu gạo lớn vào EU là Campuchia và Myanmar đang chịu thuế tuyệt đối với mặt hàng này cho đến hết 2021. Cụ thể, 175 Euro/tấn năm 2019, 150 Euro/tấn năm 2020 và 125 Euro/tấn năm 2021.

Vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao của Tập đoàn Lộc trời. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao của Tập đoàn Lộc trời. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ NN-PTNT khẳng định luôn ủng hộ các doanh nghiệp và địa phương xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn. Bộ NN-PTNT đánh giá cao những nỗ lực của Tập đoàn Lộc trời một trong những doanh nghiệp hàng đầu cả nước trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo.

EU với 27 quốc gia thành viên, hơn 511 triệu dân, GDP đầu người trên 35.000 USD là thị trường lớn có mức thu nhập cao. Quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam có tính bổ trợ lẫn nhau, không cạnh tranh trực tiếp.

EU nổi tiếng với các sản phẩm công nghệ cao về cơ khí, máy móc, dược phẩm, nông sản ôn đới và chế biến mà Việt Nam có nhu cầu.

Trong khi đó, Việt Nam có thế mạnh về các sản phẩm công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các sản phẩm nông sản nhiệt đới mà thị trường EU cần.

Thông qua quan hệ thương mại và đầu tư với EU, Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp thu năng lực công nghệ, năng lực quản trị hiện đại, từng bước chuẩn hóa, nâng cấp các quy trình sản xuất của Việt Nam để gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gạo của An Giang đã xuất sang trên 39 quốc gia

Nguồn nước ngọt quanh năm giúp An Giang có lợi thế lớn về sản xuất mặt hàng lúa gạo, cá tra, rau màu, cây ăn quả.

Trong đó, riêng về mặt hàng lúa gạo, hàng năm An Giang sản xuất hơn 630 ngàn ha lúa, sản lượng đạt hơn 3,9 triệu tấn, là tỉnh sản xuất lúa gạo lớn thứ hai cả nước phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (chỉ sau tỉnh Kiên Giang).

Thị trường xuất khẩu gạo ngày càng được mở rộng, đến nay gạo của An Giang đã xuất sang 39 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó thị trường châu Á chiếm tỷ trọng lớn, với gần 80% sản lượng gạo xuất khẩu của tỉnh.

Trong những năm qua, An Giang luôn chủ động trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản xuất lúa gạo theo các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam.

Tỉnh An Giang hướng đến sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ và bền vững hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, cụ thể là cơ cấu diện tích sản xuất lúa chất lượng cao và lúa thơm tăng dần qua từng năm và đến nay đã chiếm hơn 75% diện tích sản xuất toàn tỉnh. Diện tích sản xuất lúa áp dụng Chương trình 3 giảm 3 tăng đạt 90% diện tích sản xuất, diện tích sản xuất lúa 1 phải 5 giảm chiếm 47% diện tích.

Nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thị trường cao cấp và theo đặt hàng của doanh nghiệp, từ năm 2016 đến nay An Giang đã triển khai tổ chức sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP (sản xuất lúa gạo bền vững) đến 1.200 hộ nông dân, với tổng diện tích qua các mùa vụ là 22.000ha.

Ngoài ra, tỉnh đã tổ chức sản xuất lúa gạo theo các tiêu chuẩn chất lượng cao, có truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP. Đồng thời, tỉnh An Giang đã xây dựng được nhiều chuỗi cung ứng sản xuất lúa gạo theo các tiêu chuẩn, hướng đến sản xuất hữu cơ để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Đến nay, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã trở thành Tập đoàn có thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo, đặc biệt là gạo thơm, gạo chất lượng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến nay, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã trở thành Tập đoàn có thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo, đặc biệt là gạo thơm, gạo chất lượng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Doanh nghiệp tiên phong của Việt Nam về xuất khẩu gạo

Nhờ áp dụng chuỗi sản xuất khép kín từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra, có kiểm soát chặt chẽ chất lượng và truy xuất nguồn gốc theo các tiêu chuẩn quốc tế, đến nay, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã trở thành Tập đoàn có thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo, đặc biệt là gạo thơm, gạo chất lượng cao.

Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời luôn tiên phong trong việc phối hợp với chính quyền địa phương để tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy hình thành các hợp tác xã sản xuất lúa gạo áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường cao cấp, nhất là thị trường châu Âu, một trong những thị trường tiềm năng lớn khi Hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực.

Đây là thành quả rất đáng ghi nhận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời và người nông dân trong việc thực hiện tốt chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ để tạo ra được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường châu Âu.

Tập đoàn Lộc hiện sở hữu trang thiết bị hiện đại để phục vụ tốt nhất cho thị trường EU như đảm bảo truy xuất nguồn gốc, đảm bảo tiêu chuẩn SRP... Các nhà máy chế biến, đóng gói gạo áp dụng tiêu chuẩn như ISO, HACCP, phát triển các sản phẩm chế biến sâu đáp ứng quy định của thị trường EU, khẳng định chất lượng, tạo vị thế vững chắc trên trường quốc tế.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái: Cảnh tan hoang những ngôi nhà bị mưa đá, giông lốc tàn phá

Ngày 28/3, tại tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nhiều nhà ở và cây cối hoa màu các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Chấn.

Bình luận mới nhất