| Hotline: 0983.970.780

Xứ Đoài - Cửa ngõ phía tây thủ đô

Gập ghềnh vì những con đường

Thứ Tư 21/07/2021 , 11:04 (GMT+7)

Cùng với các xứ khác làm nên thế “tứ trấn” cho kinh đô Thăng Long, vậy mà trong tâm thức nhiều người, xứ Đoài là vùng đất gập ghềnh heo hút, xa tít tắp...

Trong một thời gian dài của lịch sử, xứ Đoài lặng lẽ tồn tại như một vùng đất biệt lập, không tham gia vào nền kinh tế chung với những vùng đất khác. Sự “bình yên” giả tạo chính là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đời sống. Giao thông là ánh phản rõ nét nhất!

Từ kinh thành Thăng Long lên xứ Đoài chỉ có một con đường, không biết được hình thành từ bao giờ, nếu tính từ ngày định đô đến nay cũng đã ngót nghét mười thế kỉ. Trong thời kì thuộc Pháp, để phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa, đây có lẽ là lần đầu tiên con đường được mang dấu ấn bàn tay con người qui hoạch. Song, cho đến tận bây giờ con đường vẫn vậy, rất tự nhiên, cứ lựa theo hình thế đất đai, sông ngòi mà hướng về. Con đường vẫn leo lét với những cái tên mang đậm dấu ấn của một thời mà thông tin phải nhờ vào… vó ngựa: Xóm Trạm (xã Đại Đồng), Trạm Trôi (huyện Hoài Đức).

Tất cả những trục giao thông chính của xứ Đoài đều có hướng tây bắc - đông nam và dừng lại bên bờ sông Đà. Thế là mọi con đường ở bên này sang cũng như bên kia lại đều phải nhờ đến cầu, mà cầu bắc qua sông Cái đâu phải là chuyện ngày một ngày hai… Xứ Đoài trở thành ốc đảo! Mới hơn chục năm trời mà giờ nhìn lại có những vùng một thời sống như cổ tích.

Không còn ai nhớ thời Pháp con đường được mang tên gì, có lẽ lúc bấy giờ mỗi ngày một hai chuyến xe khách dành cho người có tiền chạy ngược chạy xuôi. Người dân quê đứng sau lũy tre làng chẳng biết xe chạy đi đâu, về đâu nên người ta gọi nó là đường Thiên Lý. Sau “hoà bình lập lại” đường từ Hà Nội lên Sơn Tây, Trung Hà… có tên gọi quốc lộ số 11A. Cũng gần đây thôi, quốc lộ này được đổi tên, trên bản đồ Việt Nam là quốc lộ số 32. Quốc lộ số 32 được bắt đầu từ Cầu Giấy (Hà Nội) kết thúc ở ngã ba thị trấn Bình Lư (Lai Châu).

Mỗi con đường có một số phận, quốc lộ số 32 cũng có một lịch sử thăng trầm. Sự thăng trầm có lẽ được bắt đầu từ khi có lệnh “Tiêu thổ kháng chiến”. Kháng chiến chống Pháp đã kết thúc lâu rồi song cái bóng xám của nó vẫn bám riết theo từng vòng bánh xe lăn mỗi khi đi lại trên con đường này.

Năm 1947, chỉ bằng một quả mìn cầu Phùng đã bị đánh sập. Suốt từ đó đến tận năm 1973 người dân xứ Đoài khấp khởi mừng thầm đợi ngày khánh thành cây cầu dây văng trên quốc lộ 32. Thế rồi cầu cũng được hoàn thành nhưng không bao lâu lại phải tháo dỡ vì lý do ảnh hưởng đến đập Phùng, con đập cứu nguy cho Hà Nội trong mùa mưa lũ. Người xứ Đoài lại phải đi vòng gần 4km khi ngược xuôi trên con đường này. Song thật khốn khổ khi thoát lũ sông Hồng sang sông Đáy. Năm nào cũng vậy, phương tiện giao thông bằng ô tô có khi đứt đến hàng tháng. Đường lên xứ Đoài vốn đã gập ghềnh lại càng gian nan.

Lên xứ Đoài còn một con đường nữa đó là tỉnh lộ 80. Con đường này được bắt đầu từ thị xã Hà Đông (thủ phủ của tỉnh Hà Tây cũ) đi qua Quốc Oai, lên Thạch Thất, đến Phúc Thọ kết thúc khi gặp quốc lộ 32. Tỉnh lộ 80 còn gian nan hơn rất nhiều so với quốc lộ 32. Bước vào thời kì “mở cửa” giao thông - vận tải tăng lên, tỉnh lộ 80 không thể đáp ứng được nhu cầu thời đại.

Hai quốc lộ chính bắt đầu từ những trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội sôi động lên xứ Đoài đều phải vượt qua dòng sông Đáy mà chưa bao giờ có một cây cầu thực sự thoả mãn được nhu cầu… Cứ thế xứ Đoài hình như ngày càng tách ra, tụt hậu so với các địa phương khác. Thị xã Sơn Tây, trong vai trò thủ phủ của xứ Đoài nhiều năm qua tồn tại như một đô thị đã hình thành từ hồi “tạm chiếm” sang “hoà bình lập lại”. Cứ thế Sơn Tây cổ kính và chầm chậm mỗi buổi chiều về. Người xa xứ hoặc ai đó lâu lâu mới có dịp quay lại vẫn thấy những mảng tường của phế thành rêu phong, trầm mặc soi bóng xuống mặt nước hào (hào bao quanh thành) phẳng lặng. Yên tĩnh đến nỗi một chiếc lá vàng rơi cũng đủ làm xao động mặt nước.

Ngày chưa có đường nhựa, từ Sơn Tây đi Đá Chông, nơi giữ thi hài Hồ Chủ Tịch trong những năm chiến tranh, phải men theo các địa phương ven núi Tản cực kỳ khó khăn. Đây lại là nơi giàu tiềm năng về cây ăn quả, có những xóm như xóm Bu, xóm Ri của đồng bào Mường, xóm Hóc Cua, xóm Bát của người Dao. Vào mùa mít, mít nhiều đến nỗi không biết bán cho ai, bất cứ ai vào nhà, chủ nhà cũng sẵn lòng đưa cho một con dao… mời vào vườn ăn mít! Muốn ăn bao nhiêu tuỳ miễn là ăn xong để hạt lại. Chủ nhà giữ hạt lại không phải để giữ độc quyền về giống mít ngon, cũng không phải để trồng mít, đơn giản chỉ là để cho lợn. Gặp ngày nắng mang hạt mít ra phơi. Phơi khô đạp bỏ vỏ rồi cho vào cối giã lấy bột cho lợn ăn dần.

Trục đường Sơn Tây - Đá Chông hình thành, nhà cửa dần mọc lên hai bên đường như đàn kiến, đông mãi lên. Hoa trái, củ quả của cả một vùng bắt đầu trở thành hàng hoá. Đặc biệt là mít, chính quả mít đã mang lại cơm ăn, áo mặc và cửa nhà cho rất nhiều gia đình qua hai cái sọt sắt, chầm chậm mỗi mùa bằng cái xe đạp thồ vành gò lốp ép! Thế mới biết cái thế “nhất cận thị (chợ), nhị cận giang (sông)” quan trọng đến nhường nào. Đất mặt đường và kinh tế mặt đường hình thành ở Việt Nam thật độc đáo.

Trục giao thông huyết mạch Láng - Hoà Lạc.

Trục giao thông huyết mạch Láng - Hoà Lạc.

Sau Đổi mới và nhất là từ năm 2000 trở lại đây, vùng đất xứ Đoài như chợt bừng thức sau những năm tháng triền miên trong tĩnh lặng. Hàng loạt con đường được triển khai từ mọi phía đến xứ Đoài. Đầu tiên phải kể đến là trục Láng - Hoà Lạc, gần 30km đường được xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại. Đây là trục huyết mạch nối Hà Nội với Hoà Lạc - một trung tâm văn hoá của quốc gia trong tương lai. Khi trung tâm này hoàn thành sẽ giảm tải cho Hà Nội, nhất là khối các trường đại học.

Bên cạnh đó, việc nâng cấp quốc lộ 32 đoạn từ Sơn Tây trở ngược cơ bản đã được hoàn thành. Từ Sơn Tây đi Phú Thọ không phải tăng bo qua phà nữa. Cầu Trung Hà, một cây cầu hiện đại bắc qua sông Hồng không những một nửa tỉnh Phú Thọ về Hà Nội không phải xuôi theo quốc lộ số 2 hiện đang quá tải, mà cả mấy tỉnh miền Tây Bắc xa xôi cũng rẽ theo ngả này. Sáng sáng chiều chiều nhìn những chiếc xe mang biển số của các tỉnh Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu… vun vút băng qua Sơn Tây, nhằm hướng Tây Bắc hối hả ngược xuôi chỉ đơn giản có vậy thôi mà đối với vùng đất này nhiều người còn không dám tin đó là sự thật.

Phía ngã ba Xuân Mai, Đường Hồ Chí Minh từ miền tây Thanh Hoá qua Ninh Bình, Hoà Bình nối với quốc lộ số 21, qua thị xã Sơn Tây gặp quốc lộ 32 ở địa bàn xã Đường Lâm. Một cây cầu nữa qua sông Hồng nối hai tỉnh Vĩnh Phúc với Hà Tây, đó là cầu Vĩnh Thịnh. Đêm đêm nghe tiếng ì ầm nặng nề của động cơ xe trên đường, trong giấc ngủ của người xứ Đoài còn có những giấc mơ. Giấc mơ vì một thị xã bé nhỏ, một vùng đất nhiều năm cô đơn như một ốc đảo…

Những con đường mới mở chậm chạp nhưng chắc chắn đang cất tiếng tìm nhau. Không lâu nữa hệ thống đường giao thông ở đây sẽ dệt nên một tấm lưới, nếu những con đường được biểu hiện bằng màu đỏ trên bản đồ thì đó sẽ là những vệt son trong lịch sử vùng đất quá yên tĩnh này!

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Xây dựng thương hiệu gạo là khẳng định lòng tin với người tiêu dùng

Các doanh nghiệp phải tự khẳng định 'bản sắc', chú trọng duy trì chất lượng ổn định, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, đó mới là xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Cháy ngôi nhà 7 tầng cho thuê trọ

Khói lửa bốc lên mù mịt từ tầng một ngôi nhà 7 tầng ở quận Bình Tân, TP.HCM, khiến hàng chục người thuê bên trong ngôi nhà hoảng loạn, tháo chạy ra ngoài.