| Hotline: 0983.970.780

Xứ Đoài - Cửa ngõ phía Tây thủ đô

Dấu vết văn hoá qua kiến trúc cổ

Thứ Ba 20/07/2021 , 11:25 (GMT+7)

Chẳng biết có phải là vùng đất 'địa linh nhân kiệt' mà trải qua suốt thời gian dài trong lịch sử, xứ Đoài vẫn được mệnh danh là vùng đất 'phi chiến địa'.

Cho đến tận bây giờ người dân Xứ Đoài vẫn còn nhớ câu nói nổi tiếng của Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan, rằng:

"Mặc dù đánh bắc dẹp đông

Ba phủ bốn huyện của ông thì chừa".

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: Xứ Đoài quả là một vùng hết sức yên ổn trong mọi cuộc chiến tranh xảy ra trên đất nước này. Cho đến hôm nay xứ Đoài vẫn xứng đáng là nơi lưu giữ được nhiều nhất, được mệnh danh là một trong bốn cái nôi văn hóa của đồng bằng sông Hồng. Đến xứ Đoài đồng nghĩa với việc đặt chân lên tầng tầng lớp lớp các công trình văn hóa như đình, chùa, đền, miếu… được bảo tồn cực kỳ bền vững trong mỗi cộng đồng dân cư.

Cửa Bắc thành cổ Sơn Tây.

Cửa Bắc thành cổ Sơn Tây.

“Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài”. Quả là không ở đâu trên đất nước này còn một hệ thống đình làng phong phú như ở xứ Đoài. Hầu như làng nào cũng có một ngôi đình, nhiều tổng (đơn vị hành chính tương đương với xã) cư dân quần tụ đông đúc, năm sáu làng liền thổ, người bên ngoài khó lòng minh định được biên giới các làng một cách rõ rệt. Đình làng vì vậy liền kề nhau, hội làng mỗi nơi mở vào một ngày… Vào mùa lễ hội, không khí trong vùng tưng bừng suốt cả mùa xuân.

Đối với làng Việt Nam, đình làng vô cùng quan trọng. Bên cạnh ý nghĩa mang tính đời sống là nơi tập trung sinh hoạt cộng đồng, đình làng còn có giá trị về mặt tâm linh, đình là nơi thờ Thành Hoàng làng. Hầu như đình làng ở Xứ Đoài đều thờ Đức Thánh Tản - Đức Thánh trị thủy. Phải chăng đó là nền văn minh cổ sơ nhất - văn minh Sông Hồng với việc canh tác lúa nước trong các làng quê.

Khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba của thế giới diễn ra trên xu thế toàn cầu. Cuộc cách mạng này mang lại một nguy cơ làm biến mất những làng truyền thống (không riêng gì Việt Nam). Cũng thời gian này, một số học giả Pháp đến Việt Nam. Đặt chân lên đất xứ Đoài, họ vô cùng kinh ngạc, vẫn còn những làng Việt cổ nguyên vẹn trong các cộng đồng cư dân. Cùng với các nhà khoa học Việt Nam, họ nhất trí chọn xã Đường Lâm, một xã nằm ở đỉnh hữu ngạn tam giác châu thổ đồng bằng Bắc bộ, nơi còn lại rất nhiều nhà cổ. Hơn 450 ngôi nhà có niên đại từ đời Hậu Lê đến đời Nguyễn, đặc biệt là làng Mông Phụ - một làng cổ còn tương đối nguyên vẹn so với các làng khác trong vùng.

Đây là một ngôi làng đá ong, tất cả đều đậm đặc một không gian của cư dân nông nghiệp lúa nước. Dấu vết ấy thể hiện rõ nét ở kiến trúc đình làng. Đây là một ngôi đình lớn được khởi công xây dựng từ đời Lê, đến đời Nguyễn thì các hạng mục khác được hoàn thành trong một tổng thể như hiện nay. Cũng như các đình ở xứ Đoài, đình làng Mông Phụ to lớn về mặt qui mô, hoành tráng và tinh sảo trong kiến trúc.

Làng Mông Phụ là một làng nông nghiệp có cấu trúc tương đối hoàn chỉnh về mặt kiến trúc. Hệ thống từ đình, điếm đến cổng làng và các giếng nước chi tiết đến từng xóm nhỏ. Làng có 5 cổng làng hướng ra 5 phía, các cổng này được đóng, mở theo qui định chặt chẽ do “làng” tự đặt ra. Cổng làng hình thành không chỉ có ý nghĩa về mặt phòng thủ, tự vệ mà trong quá trình phát triển thì cổng làng góp phần thêm vào cho tính đóng kín của các cộng đồng công xã nông nghiệp thêm bền vững. Tính đóng kín này là sự bảo thủ đến cực đoan trong quá trình du nhập cái mới, nhưng trong bảo lưu văn hoá thì vô cùng bền vững.

Làng Mông Phụ hiện chỉ còn lại một chiếc cổng án ngữ trên con đường chính vào làng. Trong thời kỳ hợp tác xã, chiếc cổng này mấy lần rình rập toan phá bỏ chỉ vì lý do xe vận tải ra vào không thuận tiện, cản trở con đường đi lên của hợp tác lớn. Câu chuyện phá cổng làng đến nay đã qua đi mấy chục năm rồi vẫn có người nhớ, đôi lúc vui mồm kể lại.

Chuyện rằng: Cổng làng mấy lần được đưa ra bàn bạc và đi đến quyết định phá bỏ, ngày tháo dỡ đó được ấn định, công việc được giao cho thợ cày của các tổ sản xuất. Đến ngày, người phụ trách ra trước đợi mãi vẫn không thấy ai ra, đành hoãn. Mấy lần như vậy cho đến lúc “trên” thôi, không đôn đốc nữa thì cũng may quan niệm về cổng làng và những thứ tương tự thay đổi. Lúc bấy giờ những người thợ cày của làng mới lộ lý do vì sao họ luôn vắng mặt, thì ra họ sợ! Cha mẹ bảo con, vợ nói với chồng. Kẻ nào mà phá “cổng cái” thì chỉ có chuốc lấy cái hoạ lụn bại vào mình. Chẳng biết có phải cái “áo khoác thần linh” bên cạnh luật pháp thành văn là sự bảo vệ chắc chắn nhất cho các công trình công cộng.

Nhận thấy ý nghĩa của cổng làng, Sở VHTT Hà Tây (khi chưa sáp nhập với Hà Nội) tổ chức một cuộc triển lãm ảnh chuyên đề. Gần 1.500 ngôi làng mà chỉ còn chụp được hơn 80 bức ảnh. Triển lãm đó mang lại một cái đẹp sững sờ, một cái đẹp còn lại rất ít ỏi trong mỗi làng quê. Đình làng cũng không khá hơn, rất nhiều lý do kể cả khách quan lẫn chủ quan, chúng ta để bị mất một tài sản vô giá đã hình thành trong những giai đoạn nhất định của lịch sử.

Đình Chu Quyến (Ba Vì) là di tích quốc gia đặc biệt.

Đình Chu Quyến (Ba Vì) là di tích quốc gia đặc biệt.

Xứ Đoài vẫn còn nguyên vẹn những đình làng nổi tiếng. Có thể kể đến đình Thụy Phiêu (xã Tích Giang, Phúc Thọ), đây là một ngôi đình mới được phát hiện gần đây. Đình có niên đại cổ nhất (Lê Trung Hưng) xứ Đoài nói riêng và cả nước nói chung. Đình Chàng (xã Chu Quyến, Ba Vì) là ngôi đình to nhất  (Đẹp đình So, to đình Chàng). Đình Tây Đằng (xã Tây Đằng, Ba Vì), một ngôi đình có cách đây hơn 400 năm với những trạm khắc độc đáo, không thấy xuất hiện ở bất cứ đình làng nào trong hệ thống đình Việt Nam. Tất cả vẫn tồn tại bên cạnh rất nhiều đình làng còn lại của xứ Đoài, đó là bằng chứng sống động biểu trưng cho một nền văn hoá được các nhà khoa học và đông đảo công chúng đang hết sức quan tâm.

Bên cạnh đình, xứ Đoài còn một kiến trúc tiêu biểu nữa đó là thành cổ Sơn Tây. Thành Sơn Tây là một ngôi thành nhỏ được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ VVIII, đời Vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Nghe nói lúc xây thành, thợ đá của cả xứ Sơn - Hưng - Tuyên (Sơn Tây - Hưng Hoá - Tuyên Quang) được triệu tập về, tài hoa của cả một vùng địa linh nhân kiệt, hun đúc khí thiêng tạo nên ngôi thành đá ong với bốn cổng thành vòm cuốn mềm mại, thanh thoát. Bao nhiêu đời nay, những vòm cuốn đá ong vẫn hun hút trong chiều sâu tâm tưởng của những người xa xứ. Đó là niềm kiêu hãnh tự hào về kiến trúc đá ong như một đặc trưng xứ sở! Đáng tiếc là phần thành nổi cơ bản đó bị phá hoại trong “tiêu thổ kháng chiến”. Phần tường thành và hào nước nhiều năm tồn tại trong hoang tàn đổ nát. Chịu chung số phận với những ngôi thành khác trên đất nước này như thành nhà Hồ, nhà Mạc…

Nói đến xứ Đoài là nói đến các kiến trúc cổ, các kiến trúc này được hình thành trong quá trình phát triển của các cộng đồng cư dân nông nghiệp cổ. Nếu lấy mốc từ trước thế kỷ X, khi Thăng Long chưa giữ vai trò là trung tâm của quốc gia Đại Việt thì sông Hồng là trục đối trọng giữa xứ Bắc (Kinh Bắc) và xứ Đoài. Trong thời kỳ Bắc thuộc, nhà Hán thiết lập An Nam đô hộ phủ, biến xứ Bắc trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá, là trạm trung chuyển nối liền với Trung Nguyên. Nếu xứ Bắc nằm trong quĩ đạo của cơ tầng ảnh hưởng Đông Bắc Á, thì xứ Đoài là cơ tầng Đông Nam Á. Đây là đối trọng của người Việt với người Hán, chống lại nguy cơ bị đồng hoá. Phải chăng, đó cũng là ý thức độc lập và tự cường của dân tộc!

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Mù Cang Chải thu hút khách du lịch suốt bốn mùa

YÊN BÁI Với vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của núi non trùng điệp cùng những nét văn hóa đậm đà bản sắc, Mù Cang Chải là điểm đến hấp dẫn du khách 4 mùa trong năm.