| Hotline: 0983.970.780

Gặp lại người thầy giáo từng dạy học trong nhà tù Hỏa Lò

Thứ Ba 12/11/2024 , 07:13 (GMT+7)

‘Cuộc đời tôi chỉ có 2 nghề là nghề cầm súng và nghề cầm bút…’. Đó là những lời tâm sự của Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà.

Cái duyên với nghề

Trước Cách mạng tháng Tám, chàng thanh niên Nguyễn Tiến Hà (tên thật là Nguyễn Hữu Tự), sớm đạt trình độ tú tài. Khi đó, hơn 90% dân ta mù chữ. Mặt trận Việt Minh khi đó thành lập hội truyền bá quốc ngữ. Ông Hà được phân công giảng dạy tại khu vực Bạch Mai.

Hoạt động giảng dạy buộc phải xin phép Pháp, Nhật. Cụ Nguyễn Văn Tố khi đó là nhân sĩ yêu nước, thạo tiếng Pháp, công tác ở Viện Viễn Đông Bác Cổ có cảm tình với Việt Minh được chọn làm hội trưởng, đứng ra xin phép Pháp lập hội truyền bá quốc ngữ và được cho phép. Những lớp học tuy đã được cho phép nhưng vẫn hoạt động bán công khai.

Các lớp học được chọn và mượn phòng học thuộc trường cấp 1 Trương Công Ích (Bạch Mai, Hà Nội). Ban ngày, các lớp học vẫn diễn ra bình thường. Chỉ khi học sinh tan học, lớp truyền bá quốc ngữ mới mượn địa điểm để dạy. Học sinh của những lớp học này là những người lao động (giúp việc, phu xe…) – hầu hết họ là những người mù chữ ở thời điểm đó.

Anh trai ông Hà là Nguyễn Hữu Văn (Tạ Quang Chiến), một trong tám chiến sỹ cận vệ được Bác Hồ đặt tên là: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi. Ảnh: Tư liệu.

Anh trai ông Hà là Nguyễn Hữu Văn (Tạ Quang Chiến), một trong tám chiến sỹ cận vệ được Bác Hồ đặt tên là: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi. Ảnh: Tư liệu.

Mỗi buổi học khi đó chỉ kéo dài từ 1-2 tiếng. Dưới vỏ bọc dạy các môn học, mỗi buổi, thầy Hà đều dành ra 5-10 phút để tuyên truyền về mục đích, tôn chỉ của Mặt trận Việt Minh cho học trò. Thông qua dạy chữ để dạy người.

Trong các lớp học, thầy Hà đã đưa nhiều tư tưởng tiến bộ đến với đông đảo người dân. “Phá hàng rào gai, cài hàng rào sắn” là một trong số đó. Sắn vừa có thể làm hàng rào vừa có thể chống đói cho người dân. “Khi cơn đói đã được giải quyết phần nào, mình mới bắt đầu tuyên truyền cho người ta về lợi ích của việc biết chữ thì họ mới thích được…”, thầy Hà nói thêm.

Chương trình khi ấy gồm 4 phép tính cơ bản: cộng, trừ, nhân, chia và dạy người học biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy thông thường sẽ gây khó khăn cho người học trong việc ghi nhớ mặt chữ. Những thầy giáo như ông Hà buộc phải hình tượng hóa mặt chữ để dễ ghi nhớ. Phương pháp học này được giáo sư Hoàng Xuân Hãn sáng tác.

Để tổ chức được những lớp học như vậy, thầy giáo Hà có khi phải đi vận động chủ nhà của những người giúp việc. Ông Hà cho biết: “Vận động là để tránh chủ nhà người ta hiểu lầm. Vì không chủ nhà nào lại thích người ăn kẻ ở nhà mình túm năm tụm bảy để mà đàm tiếu cả, nên phải giải thích cho họ là đi học chứ không phải là đàn đúm”.

Lớp học trong tù

Sau Cách mạng tháng Tám, chính phủ lập Bộ Quốc gia Giáo dục, Nha bình dân học vụ ra đời để thay thế hội truyền bá quốc ngữ, tiếp tục diệt giặc dốt. Thầy giáo Hà tiếp tục cầm bút, viết tiếp sự nghiệp trồng người.

Ngày 19/12/1946, theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, ông Hà gác bút nghiên lên đường đi bộ đội. Cuối năm 1949, ông được biệt phái vào hoạt động vùng địch hậu. Trong quá trình hoạt động, ông Hà bị địch bắt và giam ở nhà tù Hỏa Lò. Sau 30 tháng bị giam, ông bị bị kết án 18 tháng tù giam về tội phá rối trật tự trị an và được thả ra ngay sau đó.

Người thầy kháng chiến rưng rưng nhớ lại những năm tháng binh lửa của đất nước. Ảnh: Minh Toàn.

Người thầy kháng chiến rưng rưng nhớ lại những năm tháng binh lửa của đất nước. Ảnh: Minh Toàn.

Khi bị bắt ông Hà có tên là Trần Hữu Thỏa. Cái tên này xuất phát từ việc Pháp yêu cầu phải có căn cước công dân hoặc giấy thông hành mới có thể lưu trú trong vùng địch hậu. Ông Hà đã lấy giấy thông hành của một người phụ nữ có trên Trần Thị Thoa – nhân công Sở Công chính Hà Nội lúc bấy giờ. Ông Hà dùng dung dịch đặc biệt để xóa chữ Thị, thay bằng chữ Hữu. Lựa chọn tỉ mỉ loại mực để sửa chữ Thoa thành chữ Thỏa. Ông bị bắt trong vùng địch hậu khi đang dùng giấy thông hành giả có tên Trần Hữu Thỏa.

Dù địch giam được thể xác của ông nhưng không giam được tư tưởng, tinh thần của người yêu nước. Trong tù, ông thực hiện chủ trương của Thành ủy, biến nhà tù thành trường học, nơi rèn luyện ý chí cách mạng, phá tan âm mưu "tiêu diệt người yêu nước" về thể xác và bào mòn ý chí của địch.

Tại đây, ông cùng một số đồng đội khác dạy anh em biết đọc, biết viết, nâng cao hơn là làm văn, tả cảnh…thậm chí là học ngoại ngữ (Anh, Pháp) ở mức cơ bản để có thể giao tiếp với địch. Thông qua đó, tuyên truyền tư tưởng cách mạng, giúp anh em hiểu biết về đường lối kháng chiến. Một số cán bộ Việt Minh, cán bộ nghiên cứu tư tưởng Mác Lênin bị bắt đã cùng ông Hà sơ giảng về chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Cộng sản cho anh em trong tù.

Tủ đựng huân, huy chương của ông Hà được sắp xếp tỉ mỉ, cẩn thận. Ảnh: Minh Toàn.

Tủ đựng huân, huy chương của ông Hà được sắp xếp tỉ mỉ, cẩn thận. Ảnh: Minh Toàn.

Theo ông Hà, để có thể tổ chức được các lớp học trong tù là điều rất khó. Bởi vừa thiếu thốn về dụng cụ học tập vừa phải tổ chức cho khéo, tránh địch phát hiện. Người học phải vận động được gia đình đưa tài liệu học tập qua đồ tiếp tế hàng tuần làm sao cho khéo, qua được lớp kiểm tra của địch.

Ông thầy giáo kháng chiến nói: “Sách giáo khoa các môn tự nhiên được xuất bản trong vùng địch hậu. Còn sách văn hóa, xã hội khi đó mình không dùng bởi có nhiều tư tưởng phản động. Giấy được chuyển vào hàng tuần theo các làn đồ tiếp tế từ gia đình. Thư làn cũng từ đó. Mình cũng phải vận động tên coi tù ngả theo mình để hắn mắt nhắm mắt mở cho qua những hòm đồ tiếp tế như vậy…”.

Ngoài ra, tài liệu học tập còn đến từ những người tù bị Pháp bắt đi làm khổ sai. Theo đó, những người này sẽ được ra ngoài, giúp việc cho gia đình Pháp đến giờ nghỉ thì vào tù. Ông Hà đã tận dụng những phút tự do ít ỏi của họ để chuyển dần tài liệu vào những lớp học đặc biệt này.

Các lớp học thường được tổ chức vào giờ đóng cửa trại. Công tác địch vận khiến coi tù dần ngả theo cách mạng, dần lờ đi những lớp học này. Khi đó, bút viết được dùng là bút chì. Giấy được “tiếp tế” trong làn. Khi thiếu, giấy bìa hay mặt trắng của vỏ bao thuốc lá cũng đều có thể ghi chép bài. Phấn của thầy Hà hầu hết là gạch non, đôi lúc là phấn trắng. Bảng là sàn nhà. Khi dạy xong phải lấy giẻ ướt để lau sạch.

Từ những đóng góp của mình, ông Hà đã được phong tặng danh hiệu 'Nhà giáo Ưu tú'. Ảnh: Minh Toàn.

Từ những đóng góp của mình, ông Hà đã được phong tặng danh hiệu "Nhà giáo Ưu tú". Ảnh: Minh Toàn.

Ngoài giờ học, ông Hà cũng nhiều anh em khác phải giấu tài liệu, dụng cụ học tập dưới chăn gối thật kỹ, tránh bị địch phát hiện. Thậm chí, ông Hà kể: “Ở chân tường, chúng tôi khoét những hố như hàm ếch để giấu tài liệu. Lỗ to bằng nắm đấm thôi, sau đó phải lấy viên gạch lấp cái lại cho kín… Địch cũng cứ nghi nghi ngờ ngờ thôi chứ chưa phát hiện ra tài liệu hay lớp học…”.

Là người khởi xướng những lớp học trong tù, ông Hà được anh em gọi thân mật với cái tên “Thầy hiệu trưởng trong tù Trần Hữu Thỏa”.

Giờ đây ở tuổi 97, ông Hà vẫn cười khà khà mà nói rằng: “Cuộc đời tôi chỉ có 2 nghề là nghề cầm súng và nghề cầm bút… Trước cách mạng thì cầm bút. Sau lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, tôi gác bút nghiên, để cầm súng. Sau này vào tù vẫn dạy học mà ra tù vẫn dạy học…”.

Ông từng giữ chức Tổng Thư ký Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam; chuyên gia Đại học Sư phạm ở Angola, châu Phi; sáng lập khoa Kỹ thuật Nông nghiệp (sau sáp nhập vào khoa Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội). Trước khi nghỉ hưu, ông là chuyên viên cao cấp của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2010, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Ông Nguyễn Tuấn Anh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

Ban Bí thư quyết định điều động ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

Cấp thiết chuyển đổi nông nghiệp xanh để phát triển bền vững

Từ ngày 5 - 7/12, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM tổ chức Hội nghị Quốc tế Nông nghiệp và Môi trường bền vững lần thứ 5 năm 2024 (SAE 2024).