| Hotline: 0983.970.780

Gặp lão nông nuôi cá Koi trong ao bùn

Thứ Năm 21/10/2021 , 11:41 (GMT+7)

Chọn cách nuôi bán tự nhiên, ông Quách Song Thanh (51 tuổi, huyện Bình Chánh, TP.HCM) tự đào ao, thả cá Koi trên mảnh đất khoảng 3.000m2, mỗi con xuất bán từ 2 triệu đồng...

Trang trại nuôi cá cảnh của ông Thanh tọa lạc tại ấp 4, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Ao cá Koi trưởng thành của ông Thanh khoảng hơn 500 con có thể xuất trại, phục vụ khách hàng.

Ông Thanh tự tay mày mò, tìm hiểu cách nuôi cá Koi từ hơn 20 năm trước. “Ngày xưa, lúc mới bắt đầu nuôi cá, tôi chọn cá rô phi. Hai năm sau đó, diện tích nuôi thu hẹp và nguồn lợi kinh tế cũng không còn nhiều, tôi chuyển luôn nuôi cá cảnh cho đến bây giờ’, ông Thanh kể.

Cá Koi thuộc dòng cá cảnh, đối tượng khách đặc thù. Giống cá của ông Thanh phục vụ phân khúc khách hàng tầm trung, mỗi con xuất bán từ 2 triệu đồng trở lên.

Nguồn thức ăn của cá Koi cũng không quá khó tìm. Thời điểm TP.HCM giãn cách xã hội, ông Thanh ở trong trang trại hơn 3 tháng, không mua được thức ăn, ông phải gầy thêm trùn cỏ, trùn huyết, bo bo… làm thức ăn tạm cho cá.

Trước khi thả cá Koi xuống ao, ông Thanh tìm hiểu khá kỹ cách tạo ra môi trường sống cho cá.

Các bước xử lý ao, đo chỉ số đều được ông Thanh tìm hiểu, tự mua thiết bị nghiên cứu. Trong ảnh, lão nông này đang lấy mẫu nước để đo pH.

Ngồi bên cạnh các chai ủ vi khuẩn quang hợp PSB, ông Thanh tiến hành nhỏ dung dịch xúc tác với nước tạo ra màu quy chuẩn của độ pH.

“Mấy cái vụ đo này giờ dễ lắm, mình học trên mạng xong ra cửa hàng mua thiết bị về làm, quan trọng mình có đủ đam mê và kiên nhẫn hay không thôi”, ông Thanh chia sẻ.

“Trên thế giới người ta còn có cả máy dự báo tình hình môi trường, đầu tư nghiên cứu nhiều giống lạ… tôi mơ ước được như thế nhưng nghe nói chi phí nghiên cứu và đầu tư rất cao, nên ước mơ chỉ là ước mơ”, ông Thanh đứng bên chiếc khạp đựng vôi khử trùng tâm sự.

Những lúc thảnh thơi, ông thường mở điện thoại truy cập vào các trang hướng dẫn nuôi trồng để bổ sung thêm kiến thức.

Ông Thanh bên đàn cá bảy màu do ông tự ươm giống.

Mỗi khi thời tiết xấu hay đàn cá vào mùa sinh sản, thời gian ông Thanh dành cho trang trại cũng nhiều hơn. Có ngày, ông Thanh phải làm việc thâu đêm khi đàn cá Ông Tiên vào mùa sinh sản.

“Tôi bây giờ mong muốn được học hỏi thêm từ các nhà khoa học, bởi mọi thứ tôi đều phải tự mày mò tìm hiểu. Tôi sợ nhất cảnh nguồn cung thừa do một số chủ ao hay nuôi theo kiểu xu hướng, cùng nuôi một giống thị trường đang cần rồi tự hạ giá để bán được hàng”, ông Thanh bộc bạch.

Cô giáo già miệt mài bám bản 'gieo chữ'

Cô giáo già miệt mài bám bản 'gieo chữ'

Phóng sự 09:41

Dù đã ở tuổi xế chiều nhưng 'bà giáo Liên' vẫn kiên định gieo chữ cho những 'mầm non' tại nơi vùng sâu, vùng xa còn nghèo khó.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Phóng sự 05:28

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 2]: Đất, nước đều ô nhiễm

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 2]: Đất, nước đều ô nhiễm

Phóng sự 05:18

'Hồi chưa làm nhựa thì còn thấy đồng lúa thẳng cánh cò bay, nước kênh còn trong. Bây giờ nước đen ngòm ruộng đồng không trồng trọt gì nữa…', người dân Xà Cầu chia sẻ.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Phóng sự 05:54

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.

Gặp lại người thầy giáo từng dạy học trong nhà tù Hỏa Lò

Gặp lại người thầy giáo từng dạy học trong nhà tù Hỏa Lò

Phóng sự 07:13

‘Cuộc đời tôi chỉ có 2 nghề là nghề cầm súng và nghề cầm bút…’. Đó là những lời tâm sự của Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà.

Teo tóp vựa muối Nam Định

Teo tóp vựa muối Nam Định

Phóng sự 09:48

Hơn 2.000ha muối tại các huyện ven biển của tỉnh Nam Định giờ co cụm chỉ còn vài chục ha duy trì sản xuất. Vùng muối Nam Định đang đứng trước nguy cơ xóa sổ!

Xem thêm