| Hotline: 0983.970.780

Ghi nhận từ Thanh Chương

Thứ Năm 27/06/2013 , 10:09 (GMT+7)

Theo chân đoàn giám sát của HĐND tỉnh Nghệ An, chúng tôi có dịp đến thăm đơn vị Nông trường cao su 12/9, thuộc Công ty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An.

Theo chân đoàn giám sát của HĐND tỉnh Nghệ An, chúng tôi có dịp đến thăm đơn vị Nông trường cao su 12/9, thuộc Công ty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An.

Từ trụ sở của Văn phòng, những chiếc xe bán tải 2 cầu ì ạch leo hết đồi này sang đồi khác mà đoàn công tác vẫn chưa thị sát hết phần diện tích cây cao su đứng tại các đội 1 và 2 thuộc Nông trường cao su 12/9.

SỰ ĐỔI THAY ĐÁNG KHÂM PHỤC

Tôi còn nhớ như in, ngày 12/9/2010, khi Cty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An vinh dự đón Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan về dự lễ phát động trồng mới 1.000 ha cao su tại Nghệ An. Khi đó, ngoài khu đất lâm nghiệp nằm bên cạnh lễ đài đã đào hố và dọn sạch để trồng ngay sau lễ phát động thì cả cánh rừng rộng hàng nghìn ha vẫn còn xanh màu cây nứa, lau lách, cây bụi và cỏ dại.

Nhìn thực trạng ấy tôi thầm nghĩ chắc còn lâu đơn vị này mới hoàn thành chỉ tiêu 1.000 ha đặt ra. Thế mà mới sau gần 3 năm, khi có dịp quay trở lại đây chúng tôi đã không dám tin ở mắt mình trước sự đổi thay kỳ diệu tại vùng đất này.

Từ trên điểm cao của một ngọn núi thuộc sự quản lý của đội 2, phóng tầm mắt ra xa tít tận Cao Vều (thuộc huyện Anh Sơn) mới thấy được không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức của người lao động đã đổ xuống để thay da đổi thịt cho cả vùng đất này.


Đoàn giám sát hỏi chuyện công nhân tại lô cao su

Cả nghìn ha cây cao su vây kín các ngọn núi cao, len lỏi bên các khe suối... cứ nối nhau từ ngọn núi này sang ngọn núi khác cho đến hết tầm mắt. Nhưng điều đáng nói hơn chính là cây cao su phát triển đến đâu thì đường giao thông lan nhanh đến đó.

Những con đường đất rộng 6-7 mét cứ như những mạng nhện len lỏi đi hết lô cao su này đến lô cao su khác. Những con đường mới mở leo thẳng lên tận đỉnh núi, rồi vượt qua khe suối lan mãi, lan mãi.

 Từ trên cao có thể nhìn thấy những chiếc máy xúc, máy đào đang vừa hối hả mở đường, vừa làm nhiệm vụ hình thành các bậc thang rộng 2 mét từ dưới chân núi lên tới đỉnh núi. Tại những bậc thang mới hình thành anh chị em công nhân đang đào hố chuẩn bị cho đợt trồng mới vào vụ thu 2013.

NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔI ĐỜI

Chị Nguyễn Thị Oanh, công nhân thuộc đội 1, Nông trường cao su 12/9 cho biết: “Em được giao khoán 5,2 ha cây cao su đứng. Hàng ngày em chỉ vào vườn làm việc 5-6 tiếng đồng hồ. Nhưng mỗi tháng ngoài tiền ăn ca 30.000 đồng/ngày và tiền xăng xe, em còn được Cty trả lương bình quân 3 triệu đồng/tháng.

Đang trong thời điểm kiến thiết cơ bản, mức thu nhập như vậy là ổn, nhưng số đông anh chị em công nhân ở đây đều đã khá giả nhờ họ biết đầu tư trồng xen canh các cây trồng khác dưới tán cây cao su. Năm ngoái em trồng xen canh được 3.000 m2 cây rễ hương, chi phí chỉ hết 5 triệu đồng nhưng cuối năm thu về được 35 triệu đồng.

Trên cơ sở cây giống thu được, năm nay em trồng xen canh tiếp 2,1 ha. Nếu doanh thu như năm ngoái chắc em cũng kiếm được ít nhất 100 triệu đồng tiền lãi...”.

Chị Hoàng Thị Hậu, Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính Cty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An cho biết: Công nhân trong biên chế của các đội sản xuất thuộc các nông trường cao su đều được nhận giao khoán cây cao su đứng cho đến hết thời kỳ kiến thiết cơ bản trên dưới 5 ha/người.


Kiểm tra chất lượng giống tại vườn ươm

 Tổng thu nhập bình quân khoảng 4,9 triệu đồng/người/tháng. Khi cây cao su bước vào thời kỳ cạo mủ, thì thu nhập của họ mới thực sự thay đổi mạnh, ít nhất cũng tăng gấp đôi so với hiện nay...

Ông Phạm Trung Thái, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An khẳng định: Lực lượng công nhân của Cty hiện nay chủ yếu là dân các xã xung quanh khu vực Cty thu hồi đất, trong đó có con em của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Riêng bản Cao Vều, thuộc xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, con em của bà con xin vào làm công nhân đều được Cty thu nhận 100%, khiến bà con ở đây rất phấn khởi. Mức thu nhập mà Cty trả cho họ trong thời điểm hiện nay bình quân trên dưới 4,5 triệu đồng/tháng (bao gồm cả tiền ăn và tiền hỗ trợ xăng xe máy), tuy chưa bằng các đơn vị thành viên khác trong Tập đoàn, nhưng về tương lai thu nhập của công nhân sẽ cao dần và ổn định.

Việc mở rộng diện tích trồng mới cây cao su ở Nghệ An, mặc dù chi phí đầu tư khai hoang và mở đường giao thông chiếm tỷ lệ lớn nhưng vẫn thuận lợi hơn so với các tỉnh biên giới phía Bắc.

Và cũng khác xa với cây cao su các địa phương đã trồng theo dự án 327 vì trước đây cao su dự án có quá nhiều chủng loại, năng suất mủ đều thấp; cây cao su trồng mới ở Nghệ An đều sử dụng 100% giống tốt, chịu rét nên sẽ cho năng suất cao ngang ngửa với cây cao su tại các tỉnh Đông Nam bộ (2 đến 2,2 tấn mủ/ha/năm). Đó là chưa kể giống cao su đang trồng tại Nghệ An có thể tái sinh trở lại khi bị đổ, gãy do thiên tai, bão tố.

Ông Võ Viết Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh Nghệ An cho biết:

Tỉnh Nghệ An đánh giá rất cao giá trị kinh tế của cây cao su nên đã quy hoạch 35.000 ha đất lâm nghiệp dành cho loại cây này. Bên cạnh việc phát triển cao su đại điền, đề nghị Cty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An giúp các địa phương về giống và kỹ thuật để bà con phát triển cây cao su tiểu điền thêm khoảng 5.000 ha.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm