| Hotline: 0983.970.780

Gia cố nhà cửa ứng phó bão Trà Mi

Chủ Nhật 27/10/2024 , 08:34 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ bộ đội đã hỗ trợ cho nhiều hộ dân sống vùng ven biển gia cố nhà cửa đề phòng mưa lớn, giông lốc do ảnh hưởng bão Trà Mi.

Lực lượng bộ đội tỉnh Thừa Thiên - Huế giúp dân ứng phó với bão Trà Mi. Ảnh: NB.

Lực lượng bộ đội tỉnh Thừa Thiên - Huế giúp dân ứng phó với bão Trà Mi. Ảnh: NB.

Chiều 26/10, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xuống địa bàn cơ sở, hỗ trợ cho nhiều hộ dân sinh sống vùng ven biển gia cố nhà cửa đề phòng mưa lớn, giông lốc của bão Trà Mi.

Tại xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây phối hợp cùng chính quyền địa phương đến giúp đỡ các hộ gia đình gia cố nhà cửa bằng các bao cát nhỏ để hạn chế tác động của gió lớn đang dần mạnh lên khi bão Trà Mi tiến sát vào đất liền.

Thiếu tá Hồ Trịnh Hùng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây cho biết, đơn vị đã tuyên truyền ngư dân tuyệt đối không ở lại trên các lồng bè nuôi cá tại khu vực nuôi thủy sản khu vực đê chắn sóng cảng Chân Mây. Đồng thời, hướng dẫn các phương tiện tàu thuyền về nơi tránh trú bão an toàn, cử lực lượng đơn vị phối hợp cùng chính quyền địa phương tham gia chằng chống nhà cửa cho số hộ neo đơn tại khu vực có nguy cơ cao bị tốc mái tại thôn Bình An 2, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế tham gia khắc phục sạt lở bờ sông tại bãi tắm Phú Thuận. Ảnh: NB.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế tham gia khắc phục sạt lở bờ sông tại bãi tắm Phú Thuận. Ảnh: NB.

Trước đó, ngay khi xảy ra tình trạng sạt lở bờ biển đoạn giáp ranh giữa xã Phú Thuận, huyện Phú Vang và phường Thuận An, thành phố Huế với chiều dài gần 1.000m, trong đó sạt lở nặng 300m, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã có mặt để phối hợp xử lý khẩn cấp tại vị trí nêu trên.

Để kịp thời gia cố các điểm sạt lở, không để sạt lở lan rộng thêm trước khi cơn bão Trà Mi đổ bộ, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với chính quyền huyện Phú Vang, thành phố Huế và người dân địa phương đã được huy động.

Lực lượng tham gia đã dùng 5.000 bao tải, 200 cừ tràm cùng nhiều phương tiện tham gia xử lý khẩn cấp chống đoạn sạt lở bờ biển; cắm biển cảnh báo, khoanh vùng nguy hiểm, bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người dân qua lại đảm bảo an toàn trong khu vực; tăng cường thông tin, truyền thông để du khách biết về nguy cơ diễn biến sạt lở bờ biển, chủ động phòng tránh, ứng phó.

Hiện nay, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan, đơn vị đã xây dựng các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; duy trì nghiêm túc chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực sẵn sàng chiến đấu và trực cứu hộ, cứu nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị duy trì trực theo đúng kế hoạch, thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình thiên tai.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Trữ nước ngọt cho mùa khô

Tiền Giang Để chủ động sản xuất trong mùa khô, ngành chức năng và người dân tỉnh Tiền Giang bắt tay vào công tác tích trữ nước ngọt và các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.