| Hotline: 0983.970.780

Giả hồ sơ dự án, phá hủy kênh thủy lợi để thu hồi đất nông nghiệp

Thứ Năm 25/05/2023 , 06:30 (GMT+7)

HÀ NỘI_ Người đứng tên trong hồ sơ dự án, hồ sơ xin thuê đất không đủ điều kiện thành lập pháp nhân nhưng khẳng định không ký một chữ nào vào hồ sơ.

Bỗng dưng mất đất, không một thông báo, quyết định

Trong hồi ức của nhiều người dân đã từng đi khai hoang phục hóa tại Cánh đồng Dung, thôn Văn Lôi, xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội là một cánh đồng xanh tươi đẹp trải dài ngút tầm mắt được cải tạo từ “tàn tích” ngổn ngang bởi bom đạn của chiến tranh phá hoại.

Bà Nguyễn Thị Mùi chỉ cho phóng viên những 'tàn tích' của kênh dẫn nước của trạm bơm Tam Báo bị 'Dự án xây dựng phát triển trang trại sản xuất nông nghiệp và dịch vụ môi trường sinh thái tại xứ Đồng Dung' san ủi trái phép. Ảnh: Phạm Huy. 

Bà Nguyễn Thị Mùi chỉ cho phóng viên những "tàn tích" của kênh dẫn nước của trạm bơm Tam Báo bị "Dự án xây dựng phát triển trang trại sản xuất nông nghiệp và dịch vụ môi trường sinh thái tại xứ Đồng Dung" san ủi trái phép. Ảnh: Phạm Huy. 

Năm 2002 đội thanh niên thủy lợi xung kích, tích cực tuyên truyền vận động người dân đắp bờ kênh nổi rộng hơn 20m, cao quá đầu người, chạy dọc dài nối liền 3 xã Thanh Lâm - Đại Thịnh - Tam Đồng để làm kênh dẫn nước tưới tiêu chăm bón và canh tác hoa màu.

Thế nhưng, đến năm 2004, không một lời thông báo, không một lần họp dân, lạm dụng quyền lực nhà nước tại địa phương, ông Vũ Quang Vinh nguyên Chủ tịch UBND xã Tam Đồng, cùng nhiều đối tượng xưng là người của “Dự án xây dựng phát triển trang trại sản xuất nông nghiệp và dịch vụ môi trường sinh thái tại xứ Đồng Dung” đã đưa máy móc, thiết bị tiến hành san lấp ruộng đồng, phá hủy kênh mương thủy lợi gây bức xúc trong quần chúng nhân dân xã Tam Đồng.

Khu đất thuộc Dự án xây dựng phát triển trang trại sản xuất nông nghiệp và dịch vụ môi trường sinh thái tại xứ Đồng Dung. Ảnh: Phạm Huy. 

Khu đất thuộc Dự án xây dựng phát triển trang trại sản xuất nông nghiệp và dịch vụ môi trường sinh thái tại xứ Đồng Dung. Ảnh: Phạm Huy. 

“Hôm đấy, nghe bà con báo có xe đến đổ đất vào ruộng, phá ủi kênh thủy lợi, tôi tá hỏa cùng mẹ chồng tôi cùng bà con chạy ra ngăn cản, bản thân chúng tôi khi ấy cũng không biết những người đến đổ đất là ai, thuộc dự án nào vì không được thông báo. Sau đó, chúng tôi phải cắt cử nhau lập lán trại để giữ đất không cho họ tiếp tục san lấp để hỏi cho ra nhẽ, phải mãi về sau ông Chủ tịch xã mới cho biết là dự án nào đấy”, bà Nguyễn Thị Mùi, một cư dân địa phương, nghẹn ngào kể lại.

Dự án không có căn cứ pháp lý

Sau khi ngăn chặn việc san lấp, người dân thôn Văn Lôi đã có đơn tố cáo những hành vi trái pháp luật của UBND xã Tam Đồng, UBND huyện Mê Linh đã tiến hành thanh, kiểm tra và có Kết luận số 66 ngày 27/8/2005. Theo đó, chỉ rõ dự án không có tính pháp lý và hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng của UBND xã Tam Đồng, đáng chú ý là hành vi làm giả chữ ký, hồ sơ giấy tờ tài liệu có sự tiếp tay của nguyên Chủ tịch UBND xã Vũ Quang Vinh.

Cụ thể, trong hồ sơ đề nghị UBND huyện phê duyệt địa điểm cho ông Nguyễn Viết Thể thuê đất để sản xuất kinh doanh. Đơn xin thuê đất 15/10/2003 ghi ông Nguyễn Viết Thể, hộ khẩu thường trú thôn Văn Lôi, xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc là sai thực tế. Bởi đơn không ghi ông Nguyễn Viết Thể đang công tác tại Trạm công an cửa khẩu Quốc tế Nội Bài. Thời điểm này ông Nguyễn Viết Thể đang thuộc sự điều chỉnh của “Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000” quy định rõ những điều cán bộ, công chức không được làm. Trách nhiệm thuộc về ông Nguyễn Viết Thể và UBND xã Tam Đồng nhiệm kỳ 1999-2004.

Điều 17: Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.

Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.

Đáng chú ý là tính pháp lý của hồ sơ dự án. Theo đó, ông Nguyễn Viết Thể thừa nhận không ký đơn và không ký một chữ nào trong trong hồ sơ Dự án xây dựng phát triển trang trại sản xuất nông nghiệp và dịch vụ môi trường sinh thái tại xứ Đồng Dung, thôn Văn Lôi, xã Tam Đồng. Chữ ký trong đơn và chữ ký trong các giấy tờ khác trong hồ sơ dự án đều là do ông Nguyễn Huy Thực ký tên ông Thể (nhưng lại được sự đồng ý của ông Thể). Như vậy, người chủ thực sự của Dự án này là ai?

UBND huyện Mê Linh khi đó đã xác định trách nhiệm thuộc về ông Nguyễn Viết Thể, ông Nguyễn Huy Thực người ký tên ông Thể và ông Vũ Quang Vinh – Chủ tịch UBND xã Tam Đồng.

Kết luận số 66 của UBND huyện Mê Linh đã chỉ rõ vi phạm về tính pháp lý của Dự án và quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tập thể. 

Kết luận số 66 của UBND huyện Mê Linh đã chỉ rõ vi phạm về tính pháp lý của Dự án và quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tập thể. 

Mặt khác, ông Nguyễn Quang Vinh còn lạm dụng quyền lực nhà nước ở địa phương như: “Không có cuộc họp Hội đồng nhân dân xã Tam Đồng ngày 12/10/2003 nhưng trong tờ trình nhưng trong Từ trình số: 12/TT-UB ngày 16/10/2003 của UBND xã Tam Đông lại ghi "Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã Tam Đông họp ngày 12/10/2003 về việc đồng ý cho thuê đất làm trang trại và trồng cây lâu năm tại khu đồng Dung, thôn Văn Lôi, xã Tam Đồng".

Cùng với đó là sự tùy tiện trong việc ký văn bản khi không có cuộc họp Thường trực HĐND xã nhưng ông Kiều Văn Bin, Chủ tịch HĐND xã và ông Nguyễn Huy Nguyên, thư ký kỳ họp HĐND xã Tam Đồng đã ký bản “Trích nghị quyết họp Thường trực HĐND xã Tam Đồng về việc chấp nhận dự án phát triển trang trại nông nghiệp và dịch vụ môi trường sinh thái” ngày 12/10/2003.

UBND huyện Mê Linh cũng chỉ rõ sự bất hợp lý của dự án khi đây là Dự án xây dựng phát triển trang trại sản xuất nông nghiệp và dịch vụ môi trường sinh thái nhưng lại có tới 1000m2 đất để xây dựng làm nhà nghỉ.

Sau đó, để gây sức ép cho người dân những người dân, những người được cho là Chủ dự án đã phá ủi kênh tưới trạm bơm Tam Báo, để khu vực xứ Đồng Dung không thể canh tác được. Kết luận đã nêu rõ: “Chủ dự án sử dụng diện tích quá so với diện tích được thuê là 1.044 m2; chủ dự án đã phá, san ủi kênh tưới Tam Báo, diện tích thuộc địa phận xã Tam Đồng là 2.414m2, thuộc địa phận xã Thanh Lâm là 297,6 m2. Việc phá kênh tưới Tam Báo đã gây ảnh hưởng tới sản xuất, gây thêm bức xúc cho công dân thôn Văn Lôi, xã Tam Đồng” và quy trách nhiệm cho ông Nguyễn Viết Thể, ông Nguyễn Huy Thực – trực tiếp tổ chức thực hiện dự án.

Dù đang bị đình chỉ, nhưng ông Nguyễn Huy Thực vẫn đứng ra cho đơn vị khác thuê để tập kết phế thải, nguyên vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến người dân khu vực lân cận. Ảnh: Phạm Huy. 

Dù đang bị đình chỉ, nhưng ông Nguyễn Huy Thực vẫn đứng ra cho đơn vị khác thuê để tập kết phế thải, nguyên vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến người dân khu vực lân cận. Ảnh: Phạm Huy. 

UBND xã Tam Đông nhiệm kỳ 2004-2009 đã buông lỏng công tác quản lý đất đai, không phát hiện chủ dự án sử dụng diện tích tăng so với diện tích được thuê; không ngăn chặn kịp thời chủ dự án phá, san ủi kênh tưới Tam Báo. Trách nhiệm thuộc UBND xã Tam Đồng nhiệm kỳ 2004-2009, trước hết là ông Nguyễn Huy Nguyên, Chủ tịch UBND xã và ông Lương Đức Vịnh cán bộ địa chính xã.

Qua đó có thể thấy rằng, Dự án xây dựng phát triển trang trại sản xuất nông nghiệp và dịch vụ môi trường sinh thái tại xứ Đồng Dung không có căn cứ pháp lý khi bản thân người được cho là Chủ dự án khi đó không đủ điều kiện thành lập và làm đại diện cho pháp nhân để đứng ra xin cấp đất làm dự án. Thế nhưng, hơn 18 năm trôi qua, đến thời điểm hiện tại, dự án trên mới chỉ bị đình chỉ thi công các công trình, giữ nguyên hiện trạng khu đất chờ cơ quan thẩm quyền tiếp tục kiểm tra và có phương án giải quyết.

Đến nay, ông Nguyễn Huy Thực vẫn tiếp tục đứng ra để cho một đơn vị khác thuê để tập kết phế thải, nguyên vật liệu xây dựng trên nền đất cũ của dự án đang bị đình chỉ và san ủi mở rộng diện tích sang các khu vực lân cận và chính quyền địa phương tiếp tục không có những biện pháp ngăn chặn triệt để khiến vi phạm tiếp tục tái diễn. Điều này đã tiếp tục dấy nên nỗi bức xúc của người dân Thôn Văn Lôi, xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.