| Hotline: 0983.970.780

Giá lúa gạo hôm nay 18/9/2024: Thị trường biến động nhẹ

Thứ Tư 18/09/2024 , 09:21 (GMT+7)

Giá lúa gạo hôm nay 18/9/2024 ở trong nước đang tăng giảm trái chiều. Về xuất khẩu, giá gạo của Việt Nam tăng nhẹ từ 2-3 USD/tấn.

Cập nhật giá lúa gạo mới nhất hôm nay 18/9/2024

Cập nhật giá lúa gạo mới nhất hôm nay 18/9/2024

Giá lúa gạo hôm nay 18/9 ở trong nước

Thị trường lúa gạo ngày 18/9 tăng giảm trái chiều khi nhích nhẹ ở mặt hàng gạo nhưng biến động lên xuống ở mặt hàng lúa.

Giá lúa hôm nay biến động trái chiều. Giao dịch lúa mới tại An Giang, Hậu Giang ít, giá tăng nhẹ. Tại Hậu Giang, giá thu mua lúa Thu Đông ít biến động, giao dịch ổn đinh. Còn tại Cần Thơ, giá vững, giao dịch lúa mới chậm.

  • Nếp An Giang (tươi) neo tại giá 7.000 - 7.200 đ/kg; giá nếp Long An (tươi) đang ở quanh ngưỡng 7.400 - 7.600 đ/kg;
  • Nếp Long An (khô) đang có giá 7.000 - 7.900 đ/kg; giá nếp IR 4625 (tươi) neo quanh ngưỡng 7.400 - 7.600 đ/kg;
  • Lúa IR 50404 đang giữ quanh giá 7.300 - 7.500 đ/kg; giá lúa Đài thơm 8 neo tại ngưỡng 8.000 - 8.200 đ/kg (tăng 100 đồng);
  • Lúa OM 5451 giao dịch tại giá 7.600 - 7.900 đ/kg; lúa OM 18 có giá 7.800 - 8.000 đ/kg (giảm 100-200 đồng);
  • Lúa OM 380 giữ quanh mức 7.600 - 7.800 đ/kg; giá lúa Nhật neo tại mốc 7.800 - 8.000 đ/kg;
  • Lúa Nàng Nhen (khô) giao dịch ở mức 20.000 đ/kg; còn Nàng Hoa 9 giữ giá 6.900 - 7.000 đ/kg.

Còn giá gạo hôm nay nhích nhẹ. Tại An Giang, lượng về ít, kho mua ổn định. Tại Lấp Vò, giá ít biến động, lượng về khá. Còn tại An Cư (Sóc Trăng), kho chợ mau đều, lựa gạo đẹp, giá ổn định.

  • Giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.850 - 10.900 đ/kg (tăng 100-150 đồng); gạo thành phẩm IR 504 có mức 13.000 - 13.200 đ/kg (tăng 100 đồng);
  • Giá nếp ruột đang là 16.000 - 20.000 đ/kg; Gạo thường đang ở ngưỡng 15.000 - 16.000 đ/kg; gạo Nàng Nhen có giá 28.000 đ/kg.
  • Giá gạo thơm thái hạt dài có ngưỡng 20.000 - 21.000 đ/kg; gạo thơm Jasmine có giá 18.000 - 20.000 đ/kg; gạo Hương Lài giữ mức 20.000 đ/kg.
  • Giá gạo trắng thông dụng thu mua với mức 17.000 đ/kg; gạo Nàng Hoa đang là 20.000 đ/kg; gạo Sóc thường duy trì ở mức 18.500 đ/kg; còn gạo Sóc Thái là 20.000 đ/kg.
  • Giá gạo thơm Đài Loan đang có giá 21.000 đ/kg; còn gạo Nhật đang neo tại mốc 22.000 đ/kg.
  • Còn giá tấm OM 5451 ở mức 8.600 - 8.800 đ/kg, giá cám khô có mức 6.000 - 6.100 đ/kg (giảm 100 đồng).
Giá lúa Giá cả (đồng) Biến động
Nếp An Giang (tươi) 7.000 - 7.200 -
Nếp IR 4625 (tươi) 7.400 - 7.600 -
Nếp Long An (tươi) 7.400 - 7.600 -
Nếp Long An (khô) 7.000 -7.900 -
Lúa IR 50404 7.300 - 7.500 -
Lúa Đài thơm 8 8.000 - 8.200 ▲100
Lúa OM 5451 7.600 - 7.900 -
Lúa OM 18 7.800 - 8.000 ▼100-200
Nàng Hoa 9 6.900 - 7.000 -
Lúa OM 380 7.600 - 7.800 -
Lúa Nhật 7.800 - 8.000 -
Lúa Nàng Nhen (khô) 20.000 -
Giá gạo Giá bán tại chợ (đồng) Biến động
Nếp ruột 16.000 - 20.000 -
Gạo thường 15.000 - 16.000 -
Gạo Nàng Nhen 28.000 -
Gạo thơm thái hạt dài 20.000 - 21.000 -
Gạo thơm Jasmine 18.000 - 20.000 -
Gạo Hương Lài 20.000 -
Gạo trắng thông dụng 17.000 -
Gạo Nàng Hoa 20.000 -
Gạo Sóc thường 18.500 -
Gạo Sóc Thái 20.000 -
Gạo thơm Đài Loan 21.000 -
Gạo Nhật 22.000 -
Gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu 10.850 - 10.900 ▲100-150
Gạo thành phẩm IP 504 13.000 - 13.200 100
Giá cám khô 6.150 - 6.350 -
Giá tấm OM 5451 6.000 - 6.100 ▼100

Bảng giá lúa gạo trong nước mới nhất ngày 18/9/2024. Tổng hợp: Bàng Nghiêm

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo 100% tấm ở mức 455 USD/tấn (tăng 3 USD); gạo tiêu chuẩn 5% tấm có giá 565 USD/tấn (tăng 2 USD). Còn giá gạo 25% tấm ở ngưỡng 535 USD/tấn (tăng 2 USD).

Như vậy, giá lúa gạo hôm nay 18/9/2024 ở trong nước biến động trái chiều so với hôm qua.

Cơ hội và thách thức trong sản xuất lúa gạo giảm phát thải

Ngày 17/9, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Bộ KH-ĐT) phối hợp với Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Úc (VASEA) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp thông qua cơ chế thị trường”.

Các chuyên gia về kinh tế, chính sách và phát triển bền vững từ Đại học Quốc gia Australia đã có bài trình bày tại hội thảo để làm rõ những cơ hội và thách thức nhằm thúc đẩy sản xuất lúa gạo giảm phát thải thông qua cơ chế thị trường.

Theo PGS.TS Chu Hoàng Long, nhìn chung, các nhà sản xuất lúa phải chịu chi phí để giảm phát thải khí nhà kính. Để khuyến khích việc giảm phát thải, các nhà sản xuất lúa cần được bù đắp về kinh tế. 

“Quá trình giám sát, xác minh và báo cáo (MRV) là yếu tố then chốt cho việc thực hiện các cơ chế thị trường. Một số nhóm sản xuất đã báo cáo rằng họ đã áp dụng các kỹ thuật hiệu quả đầu vào, nhưng thực tế chi phí lại cao hơn”, PGS.TS Long nhận định.

Đồng tình với PGS.TS Long, chuyên gia Nguyễn Thị Hải giải thích thêm, việc tham gia các dự án carbon đòi hỏi nông dân phải áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến hơn so với các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, việc này không chỉ giúp giảm phát thải khí metan mà còn mang lại nhiều lợi ích khác, như giảm lượng nước sử dụng, giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất. 

Ngoài ra, khi cam kết canh tác lúa giảm phát thải, nông dân còn được tiếp cận các khóa đào tạo và nguồn lực, góp phần đảm bảo tính bền vững lâu dài của đất nông nghiệp.

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Masan: Lãi quý IV/2024 gấp gần 14 lần so với cùng kỳ

Lợi nhuận quý 4/2024 của Masan gấp gần 14 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 691 tỷ đồng. Lợi nhuận cả năm 2024 đạt 200% kế hoạch kịch bản cơ sở.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất