Giá lúa gạo hôm nay 5/2 ở trong nước
Thị trường lúa gạo ngày 5/2 đang nhích nhẹ ở mặt hàng gạo nhưng đi ngang ở mặt hàng lúa.
Giá lúa hôm nay (5/2) ít có biến động mới. Tại nhiều địa phương, nguồn lúa chào bán ít, giao dịch lúa mới chậm.
Tại Kiên Giang, nông dân chào bán nhiều, giao dịch mới chậm, giá lúa tương đối vững. Ở Sóc Trăng, nguồn lúa chào bán có khá, đa phần bạn hàng lấy lúa cọc trước Tết.
Trong khi đó, giao dịch mới ở Đồng Tháp vẫn chậm, thương lái chủ yếu dò giá, lượng chốt mua ít. Tại Cần Thơ, nhu cầu hỏi mua ít, sức mua chưa nhiều.
- Nếp IR 4625 (tươi) có mức 8.100 - 8.200 đ/kg; giá nếp 3 tháng tươi đang có giá 8.100 - 8.300 đ/kg;
- Lúa IR 50404 đang ở quanh giá 5.500 - 5.700 đ/kg; giá lúa Đài thơm 8 neo tại ngưỡng 6.600 - 6.800 đ/kg;
- Lúa OM 5451 giao dịch tại giá 5.800 - 6.000 đ/kg; lúa OM 18 có giá 7.600 - 7.800 đ/kg;
- Lúa OM 380 giữ quanh mức 6.600 - 6.700 đ/kg; giá lúa Nhật neo tại mốc 7.800 - 8.000 đ/kg;
- Lúa Nàng Nhen (khô) giao dịch ở mức 20.000 đ/kg; còn Nàng Hoa 9 có giá 9.200 đ/kg.
Còn giá gạo hôm nay (5/2) tăng nhẹ, lượng về lai rai, giao dịch mua bán chậm.
Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng gạo về lai rai, giao dịch ít; gạo các loại tương đối ổn định, kho mua đều. Riêng kênh chợ, lượng về ít, chỉ một vài kho mở cửa mua khai trương, gạo vững giá.
Còn ở An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), giao dịch gạo chợ chậm, giá ít biến động.
- Giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 7.700 - 7.800 đ/kg (tăng 100 đồng); gạo thành phẩm IR 504 có mức 9.500 - 9.700 đ/kg;
- Giá nếp ruột đang là 18.000 - 22.000 đ/kg; Gạo thường đang ở ngưỡng 16.000 - 17.000 đ/kg; gạo Nàng Nhen có giá 28.000 đ/kg.
- Giá gạo thơm thái hạt dài có ngưỡng 20.000 - 22.000 đ/kg; gạo thơm Jasmine có giá 18.000 - 20.000 đ/kg; gạo Hương Lài giữ mức 22.000 đ/kg.
- Giá gạo trắng thông dụng thu mua với mức 17.000 đ/kg; gạo Nàng Hoa đang là 22.000 đ/kg; gạo Sóc thường duy trì ở mức 18.500 đ/kg; còn gạo Sóc Thái là 21.000 đ/kg.
- Giá gạo thơm Đài Loan đang có giá 21.000 đ/kg; còn gạo Nhật đang neo tại mốc 22.000 đ/kg.
- Còn giá tấm OM 5451 ở mức 7.100 - 7.300 đ/kg, giá cám khô có mức 5.500 - 5.600 đ/kg (giảm 100 đồng).
Mặt hàng lúa | Giá cả (đ/kg) | Biến động |
Nếp IR 4625 (tươi) | 8.100 – 8.200 | - |
Nếp 3 tháng tươi | 8.100 | - |
Lúa IR 50404 | 5.500 - 5.700 | - |
Lúa Đài thơm 8 | 6.600 - 6.800 | - |
Lúa OM 5451 | 5.800 - 6.000 | - |
Lúa OM 18 | 7.600 - 7.800 | - |
Nàng Hoa 9 | 9.200 | - |
Lúa OM 380 | 6.600 - 6.700 | - |
Lúa Nhật | 7.800 - 8.000 | - |
Lúa Nàng Nhen (khô) | 20.000 | - |
Mặt hàng gạo | Giá bán tại chợ (đồng) | Biến động |
Nếp ruột | 18.000 - 22.000 | - |
Gạo thường | 16.000 - 17.000 | - |
Gạo Nàng Nhen | 28.000 | - |
Gạo thơm thái hạt dài | 20.000 - 22.000 | - |
Gạo thơm Jasmine | 18.000 - 20.000 | - |
Gạo Hương Lài | 22.000 | - |
Gạo trắng thông dụng | 17.000 | - |
Gạo Nàng Hoa | 22.000 | - |
Gạo Sóc thường | 18.500 | - |
Gạo Sóc Thái | 21.000 | - |
Gạo thơm Đài Loan | 21.000 | - |
Gạo Nhật | 22.000 | - |
Gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu | 7.700 - 7.800 | 100 |
Gạo thành phẩm IR 504 | 9.500 - 9.700 | - |
Giá cám khô | 5.500 - 5.600 | -100 |
Giá tấm OM 5451 | 7.100 - 7.300 | - |
Bảng giá lúa gạo trong nước mới nhất ngày 5/2/2025. Tổng hợp: Bàng Nghiêm
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam duy trì ổn định. Trong đó, loại tiêu chuẩn 100% tấm có mức 318 USD/tấn; loại 5% tấm thu mua với giá 405 USD/tấn; còn giá gạo loại 25% tấm ở ngưỡng 380 USD/tấn.
Như vậy, giá lúa gạo hôm nay 5/2/2025 biến động nhẹ so với hôm qua.
Philippines ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh lương thực
Trong một thông báo được phát đi, Bộ trưởng Laurel cho biết: "Tuyên bố tình trạng khẩn cấp này cho phép chúng tôi giải phóng lượng gạo dự trữ do Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) nắm giữ để ổn định giá cả và đảm bảo rằng gạo - lương thực chính của hàng triệu người, vẫn có thể đến tay người tiêu dùng".
Theo ông Laurel, việc ban bố tình trạng khẩn cấp về gạo dựa trên khuyến nghị của Hội đồng điều phối giá quốc gia. Luật Thuế quan gạo của Philippines chỉ rõ Bộ trưởng Nông nghiệp có thể ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh lương thực để ứng phó với tình trạng giá cả tăng bất thường.
Tuyên bố này cho phép Bộ Nông nghiệp chỉ đạo NFA cung cấp lượng dự trữ cho các cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương để kéo giá gạo xuống và bảo vệ người tiêu dùng khỏi tình trạng giá tăng thêm. Ông Laurel nhấn mạnh tình trạng khẩn cấp về an ninh lương thực sẽ vẫn có hiệu lực kể cả khi giá gạo được kiểm soát. Đây được xem là nỗ lực mới nhất của chính phủ Philippines nhằm giảm giá gạo trên thị trường.
Năm ngoái, Philippines đã giảm thuế nhập khẩu gạo và tiếp tục duy trì mức thuế thấp đối với một số mặt hàng khác nhằm kiểm soát lạm phát và đảm bảo nguồn cung ổn định.
Trước đó vào ngày 31/1, chính Bộ trưởng Nông nghiệp Laurel cũng đã tiết lộ khả năng chính phủ có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp về an ninh lương thực đối với sản phẩm gạo vào tuần đầu tiên của tháng 2.