| Hotline: 0983.970.780

Gia súc ăn cỏ là lợi thế để thích ứng với biển đổi khí hậu

Thứ Tư 15/05/2019 , 09:02 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu ngày một khốc liệt theo hướng hạn hán nên tương lai không thể đủ nước để duy trì 3,8 triệu ha đất lúa và 1,5 triệu ha ngô được. Do đó, chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ đang là lợi thế rất lớn để tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Phát triển gia súc ăn cỏ sáng 15/5 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh như hiện nay đòi hỏi ngành chăn nuôi phải tái cơ cấu lại căn bản theo hướng đẩy mạnh phát triển các loài gia súc ăn cỏ để phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam và cũng là xu thế chung của thế giới.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, kể cả không xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, ngành chăn nuôi cũng phải tái cơ cấu lại chứ hiện tỷ trọng lợn đang lớn quá gây mất cân đối, trong khi đại gia súc mới chỉ chiếm xung quanh 7%. Đặc biệt, biến đổi khí hậu ngày một khốc liệt theo hướng hạn hán nên tương lai không thể đủ nước để duy trì 3,8 triệu ha đất lúa và 1,5 triệu ha ngô được. Do đó, chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ đang là lợi thế rất lớn để tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Theo Bộ trưởng, so với thế giới thì hiện sản lượng tiêu thụ sữa và thịt đỏ của Việt Nam còn rất thấp khi chỉ bình quân 3 kg thịt bò và 20 lít sữa/người/năm trong khi thế giới là 9kg thị bò và 80 lít sữa/người/năm.

Đặc biệt, so với cây lúa và ngô thì cỏ là loại cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu tốt nhất, khô cũng trồng được mà nước cũng trồng được. Cỏ không chỉ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho bò sữa, bò thịt mà còn rất nhiều loài vật nuôi tiềm năng phát triển hàng hóa như hươu, nai, dê, thỏ, cừu...

Chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ đang là lợi thế rất lớn để tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hiện so với ngành khác chăn nuôi vẫn là ngành có kim ngạch xuất khẩu khiêm tốn nhất, trong khi thực tế cho thấy nếu không xuất khẩu được thì không tạo ra được động lực phát triển, không thúc đẩy được ngành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao giá trị.

Vì vậy, trong đề án tái cơ cấu căn bản toàn diện ngành nông nghiệp trong tương lai Chính phủ, Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu Việt Nam phải là quốc gia mạnh trên thế giới về nông nghiệp và chăn nuôi phải đóng vai trò chính.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lai Châu xác minh tài sản, thu nhập của 26 cán bộ

Ngày 4/5, Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố quyết định xác minh tài sản, thu nhập năm 2024 của 26 cán bộ công tác tại 9 cơ quan.