| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 13/05/2019 , 19:22 (GMT+7)

19:22 - 13/05/2019

Giá thuốc ung thư phổi tăng vọt, bệnh nhân nghèo buông tay?

Mấy ngày nay, báo chí liên tiếp đưa tin nhiều bệnh nhân mắc ung thư phổi đang điều trị, phải xin về, chấp nhận cái chết, vì không chịu nổi chi phí điều trị.

Ảnh minh họa

Lí do, theo Bộ Y tế, là hiện nay, nhiều bệnh viện ở khu vực phía Bắc đã hết loại thuốc ung thư phổi chứa hoạt chất Pemetrexed có tên là Podoxred 500 mg, Pemechope 100 mg. Đây là những loại thuốc thế hệ sau, được đấu thầu quốc gia, được bảo hiểm y tế chi trả với giá 2,6 triệu đồng một lọ. Vì vậy, để đảm bảo liệu trình điều trị, các bệnh nhân ung thư phổi bắt buộc phải dùng biệt dược gốc Alima.

Biệt dược Alima 500 mg giá trúng thầu là 24,2 triệu đồng mỗi lọ. Với giá này, bảo hiểm y tế chỉ có khả năng thanh toán 50%. Theo các chuyên gia về điều trị ung thư phổi, thì nếu dùng biệt dược gốc để điều trị, mỗi bệnh nhân ung thư phổi phải đồng chi trả 20 triệu đồng cho mỗi chu kì, mà phải mất 6 chu kì như vậy.

Tóm lại là mỗi bệnh nhân phải chi trả 120 triệu đồng, dù họ đã có bảo hiểm y tế. Đó là một số tiền khổng lồ đối với người có mức thu nhập trung bình. Còn đối với người nghèo, thì đó quả là một quả núi cao chót vót. Chính đó là nguyên nhân khiến hàng ngàn bệnh nhân nghèo đành nhắm mắt xin về, dù biết rất rõ, về nghĩa là chết.

Trước tình hình này, một câu hỏi đã được đặt ra, là tại sao lại thiếu thuốc? Tại sao giá thuốc lại vọt lên, đắt như vậy? Phải chăng là đã có một âm mưu cố tình chần chừ không nhập loại thuốc Podoxre 500 mg, Pemechope 100 mg, dù đã trúng thầu, dẫn đến cạn kiệt nguồn thuốc, đẩy hàng ngàn bệnh nhân ung thư phổi vào tình trạng hoặc phải chấp nhận cái chết, hoặc phải chấp nhận cầm cố cả mảnh đất, cái nhà đang ở để có loại biệt dược gốc Alima với giá cao ngất ngưởng, chỉ được bảo hiểm y tế thanh toán 50%, và mục đích cuối cùng là để một số người đầy túi?

Và sự thực thì đã có rất nhiều người đã giàu lên vùn vụt nhờ thuốc, nhất là nhờ thuốc ung thư, trong điều kiện người mắc ung thư đang ngày càng gia tăng. Một khi thiếu thuốc, thì sẽ xuất hiện hàng loạt hành vi buôn bán thuốc lậu, buôn bán thuốc giả, mà vụ án buôn bán thuốc giả chữa ung thư của Cty Cổ phần VN Pharma mới xảy ra cách đây không lâu là một điển hình. Rất nhiều bệnh nhân ung thư đã phải chết tức tưởi sau khi phải bỏ tiền thật ra để mua phải loại thuốc giả này.

Theo GS Phạm Gia Khải, thì dù thuốc ung thư ở Việt Nam rất đắt, nhưng ở nước ngoài thì lại không đắt và không khó kiếm. Đây chính là điều khá lạ lùng. Với những bệnh nhân ung thư, một khi thiếu thuốc sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến quá trình điều trị.

Để trả lời được câu hỏi vì sao thiếu thuốc, và vì sao giá thuốc lại tăng cao ngất ngưởng như vậy, các cơ quan chức năng cần khẩn trương vào cuộc. Bởi chuyện này liên quan đến mạng sống của hàng ngàn, hàng vạn con người.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm