| Hotline: 0983.970.780

Giá xăng dầu tăng mức kỷ lục, nhiều nhà xe điêu đứng

Chủ Nhật 13/03/2022 , 14:17 (GMT+7)

Giá xăng tiếp tục tăng đã khiến cuộc sống của người dân đảo lộn, đặc biệt chịu ảnh hưởng trực tiếp là ngành vận tải vì làm không đủ trang trải.

Cầm cự chịu lỗ

Bến xe phía Nam vắng khách dù trong những ngày cuối tuần.

Bến xe phía Nam vắng khách dù trong những ngày cuối tuần.

Theo ghi nhận của phóng viên tại Bến xe phía Nam những ngày cuối tuần là thời điểm lượng khách đi lại được cho là đông nhất trong tuần khi nhiều người quê ở các tỉnh gần Hà Nội như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, ... tranh thủ trở về bên gia đình sau một tuần làm việc tại thủ đô. Tuy nhiên, tại sảnh chờ ra xe phần đông vẫn là cánh tài xế, phụ xe đang ra sức “năn nỉ” khách đi xe của mình, khi biết chúng tôi là nhà báo đến hỏi về câu chuyện tăng giá xăng, chuyện xe cộ thì cũng chỉ là nhưng tiếng thở dài.

Nhiều ngày qua, các doanh nghiệp vận tải hành khách tại Bến xe Phía Nam – Hà Nội đứng ngồi không yên khi theo dõi tình hình giá xăng dầu trong nước. Thời gian dịch bệnh vừa qua đã khiến họ gặp rất nhiều khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn khi giá xăng dầu trong nước liên tục phá đỉnh và chưa thấy có dấu hiệu hạ nhiệt.

Chỉa sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam, anh Vụ của nhà xe Vụ Tình chạy tuyến Hải Hậu-Trực Phù-Giáp Bát chán nản: “Thôi đừng nhắc đến xe nữa, nói đến xe là đau hết cả đầu, ngày nào cũng lỗ bao nhiêu tiền, từ sáng tới giờ mới chỉ có mỗi một người”.

Anh Vụ đang cố gắng mời chào khách đi xe.

Anh Vụ đang cố gắng mời chào khách đi xe.

Theo đó, sau hai năm dịch bệnh, việc làm ăn kinh doanh trở nên khó khăn hơn khi lượng khách đã giảm khoảng 70-80%, trước kia bình quân 25-30 khách một chuyến nhưng bây giờ về chỉ khoảng 5-7 người là nhiều. Được ít ngày lễ tết thì cũng có thêm khách nhưng năm nay dịch bệnh người dân đi lại cũng ít nên cũng không thấm vào đâu so với chi phí một ngày phải bỏ ra.

Dù sát giờ xuất bến nhưng nhiều xe vẫn không có khách.

Dù sát giờ xuất bến nhưng nhiều xe vẫn không có khách.

Đặc biệt từ đầu năm đến nay giá xăng dầu liên tục tăng khiến công việc kinh doanh của nhiều nhà xe trở nên khó khăn hơn rất nhiều, trước kia mỗi lần đổ chỉ mất khoảng 700 nghìn, tuần trước đổ khoảng 1 triệu đồng nhưng tính đến ngày hôm nay thì phải đổ 1 triệu 2 tiền dầu thì mới đủ để chạy. Tại bến xe phía Nam, các nhà xe khi quay trở lại hoạt động sau thời gian giãn cách cũng tăng giá cước nhưng không quá cao ở mức độ cho phép, nhưng trước tình hình giá xăng dầu tăng mạnh, các nhà xe dù muốn tăng cũng không dám tăng bởi: “Nếu tăng thì lấy khách đâu mà đi”, anh Vụ chua xót.

Trao đổi với chúng tôi, anh Long nhà xe Hoạt Hoài chạy tuyến Giáp Bát-Hà Nam, chán nản: “Khách thì không có mà xăng dầu thì lên, xe chính thống thì tiền phơi lệnh bến bãi còn không đủ, như anh thấy xe em ngồi gần 2 tiếng, sắp đến giờ phải chạy rồi mà mới chỉ có được có mỗi một khách”. Dù giá xăng dầu tăng nhưng các nhà xe không tăng giá cước là bởi muốn giữ khách vì ngành nghề nào cũng gặp bị ảnh hưởng bởi giá xăng tăng và dịch bệnh.

Anh Long trao đổi với phóng viên. 

Anh Long trao đổi với phóng viên. 

Mỗi ngày, mỗi nhà xe chi phí hoạt động gần hai triệu một ngày mà bình quân thu về được có 600 nghìn đồng tiền khách (60 nghìn đồng/vé) và khoảng 800 nghìn đồng tiền hàng hóa vận chuyển theo mỗi chuyến. Theo đó, tiền phơi lệnh bến bãi đã mất khoảng 500 nghìn đồng, tiền xăng dầu hôm nay mất khoảng 1,5 triệu mới đủ để chạy, chưa kể tiền phí cầu đường, tiền lơ lái.

Dù lỗ nặng như vậy, nhưng các nhà xe ở đây vẫn phải “cắn răng chịu đựng” không dám ngừng hoạt động vì nếu dừng sẽ  mất tuyến, xe để không hoạt động sẽ hỏng hóc. “Bây giờ nếu có ai mua xe về làm xe du lịch, tất cả các anh em lái xe ở đây đều sẵn sàng bán ngay, chứ bây giờ không chịu nổi rồi, dịch đã ít khách mà chi phí xăng dầu khủng khiếp quá, đi cầm cự, giữ loot, giữ tuyến được ngày nào hay ngày đấy thôi”.

Khó càng thêm khó

Trước tình hình giá tăng liên tục và còn dự báo tiếp tục tăng thêm, nhiều hãng vận tải buộc phải điều chỉnh giá cước để bù đắp chi phí. Từ ngày 10/3, Grapp Việt Nam cùng một số hãng taxi đã điều chỉnh giá cước để kịp thích ứng với tình hình. Tuy nhiên, nhiều tài xế cho rằng phí dịch vụ tăng ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của họ.

Chia sẻ với phóng viên, anh Nam làm lái xe ôm tại Bến xe Phía Nam cho biết, giá xăng lên cao nhưng tăng giá thì không ai đi, phải đi giá cũ, thu nhập kém đi rất nhiều, chịu chấp nhận lỗ. Nguyên nhân là bởi trên cùng đoạn đường khách đi quen nếu tăng giá thì không có khách.

Dù cước phí Grap tăng để thích ứng với giá xăng dầu nhưng nhiều lái xe công nghệ không thể tăng giá vì ít khách.

Dù cước phí Grap tăng để thích ứng với giá xăng dầu nhưng nhiều lái xe công nghệ không thể tăng giá vì ít khách.

“Mình chạy cả app nhưng thấy thông báo có tăng giá cước phí nhưng cũng không thấm vào đâu, bình thường mỗi ngày mất 80 nghìn tiền xăng thu được 300 nghìn, nay phải đổ 120 nghìn tiền xăng nhưng cũng vẫn chỉ thu về được có 300 nghìn, khách cũng chẳng tăng được giá cước người ta bình thường đi từ bến về Bạch Mai hết có 20 nghìn mà mình tăng thì người ta đâu có chịu đi” anh Nam chia sẻ.

Chú Phạm Văn Hường lái xe taxi Group cho biết, hiện nay đi làm chỉ có cầm cự, bây giờ chỉ dám chạy gần chứ không dám chạy xa, vì phải tính đến việc khách hoãn, trước tình hình tăng giá xăng dầu như hiện nay còn không dám đi lượn đường bắt khách mà lượng khách đi xe cũng rất ít, “Covid nó vắng lắm em ạ, nhiều lái xe trẻ cũng nghỉ hết vì chạy không hiệu quả lại còn lỗ, chứ như bọn chú có thâm niên vẫn cố gắng bám trụ vì còn bảo hiểm”, chú Hường chia sẻ.

Theo chú Hường, giá mở cửa cũng lên giá từ đầu năm nhưng cũng không thấm vào đâu so với giá xăng hiện tại. Cụ thể, chú Hường lấy ví dụ: “Như ngày hôm thứ 6, chú chạy cả ngày đến đến tận 11h đêm thu được 700 nghìn nhưng trừ đi chi phí đặc biệt là tiền xăng thì tính sơ sơ cũng chỉ được 80 nghìn đồng, xăng cũng chỉ dám đổ cầm chừng 200 nghìn/ một lần đổ, nhưng xăng lên tiếp nay phải đổ gần 300 nghìn”.

Chú Hường trao đổi với phóng viên. 

Chú Hường trao đổi với phóng viên. 

Chú Hường cũng chia sẻ, nhiều lái xe ở quê, đi thuê nhà đã phải bỏ nghề nhiều vì không chịu nổi, khách thì không có, xăng thì tăng, không kiếm được bao nhiêu tiền mà còn tiền nhà, tiền cửa, chi phí thì tăng cao. Điều này đã khiến nhiều lái xe phải bỏ nghề về quê kiếm việc khác. Còn với những lái xe có nhà Hà Nội như chú Hường thì làm được ngày nào hay ngày đấy.

Theo đại diện hãng xe Sao Việt cho biết, với tình hình giá xăng dầu lên như hiện tại công ty rất khó khăn, dù rất muốn tăng giá cước để thích ứng với giá xăng dầu tăng cao, nhưng đợt dịch vừa rồi khiến lượng khách giảm mạnh, dịch mới bớt mà nếu tiếp tục tăng giá thì sẽ không có ai đi.

Trước bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, giá dầu thô trên thị trường thế giới có xu hướng tăng cao, để đảm bảo mục tiêu Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đề ra. Nhà nước nên hỗ trợ việc giảm các loại thuế trực tiếp từ xăng dầu và chi phí khác cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải như phí về cầu đường… đây cũng là biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn khi giá dầu tăng cao.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.