| Hotline: 0983.970.780

Giải bài toán lao động hồi hương

Thứ Tư 06/10/2021 , 09:20 (GMT+7)

Mấy ngày qua, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng phải căng mình 'chống đỡ' trước làng sóng 'di cư ngược' về vùng đất miền Tây để phòng, chống dịch bệnh.

Ước tính có khoảng 200.000 người dân từ TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ lũ lượt kéo về quê nhà ở các tỉnh miền Tây, đặt ra vấn đề nan giải cho địa phương, không chỉ là biện pháp an toàn dịch bệnh, mà quan trọng hơn vẫn là các giải pháp an dân. 

Ngăn hay đón?

Sau hơn 4 tháng “ngủ đông” trong tình trạng giãn cách, phong tỏa, nhờ kiểm soát được dịch bệnh, TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ đã quyết định mở cửa kinh tế, đi kèm với các biện pháp đảm bảo an toàn để sớm trở lại “trạng trái bình thường mới”.

Mấy ngày qua, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng phải căng mình 'chống đỡ' trước làn sóng 'di cư ngược'. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mấy ngày qua, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng phải căng mình “chống đỡ” trước làn sóng “di cư ngược”. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong bối cảnh đó, thì dịch bệnh ở các tỉnh miền Tây Nam bộ cũng đã chuyển biến tích cực hơn. Tuy vẫn còn phát sinh số ca lây nhiễm hàng ngày, nhưng nhiều địa phương đã xóa vùng đỏ, mở rộng vùng xanh, sớm trở lại trạng thái “bình thường mới”.

Trong khi bài toán thiếu hụt lao động đang đặt ra cho nhiều doanh nghiệp của TP.HCM và Đông Nam bộ khi tái khởi động sản xuất, thì cũng là lúc rất đông lao động ngoại tỉnh lũ lượt kéo về quê miền Tây. Mấy ngày qua, ước tính có từ hàng chục ngàn đến trăm ngàn người dân tự phát về quê, đặt ra vấn đề nan giải cho nơi đi và nơi đến. 

Chưa có một con số thống kê đầy đủ, nhưng theo ước tính có khoảng ¾ lao động của TP.HCM đến từ các địa phương khác, phần lớn từ các tỉnh miền Tây. Người tứ xứ lâu nay vốn chọn TP.HCM là nơi “đất lành, chim đậu” với nhiều cơ hội việc làm.

Trải qua dịch bệnh, họ “bị mắc kẹt” trong thế khó khăn chồng chất, vừa lo mất an toàn, vừa lo lo sinh kế khi mất việc làm, không có thu nhập. Trong tình thế khốn khó đó, khi “van nén” được mở, họ bung ra tìm mọi nẻo đường về quê.

Đó chắc chắn là quyết định khó khăn, nhưng với niềm hy vọng tìm về “chốn hậu phương” là những làng quê tương đối an toàn hơn. Dù cơ hội việc làm ở nông thôn còn rất chông chênh, nhưng rõ ràng những người hồi hương vẫn đang kỳ vọng về một miền quê đáng sống hơn tình cảnh vừa qua.

Mấy ngày qua, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng phải căng mình “chống đỡ” trước làn sóng “di cư ngược”. Đã có ý kiến đề nghị áp dụng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt để ngăn chặn tình trạng người dân tự phát về quê dễ gây bùng phát dịch bệnh trở lại, trong khi tỉ lệ người dân địa phương tiêm ngừa Covid-19 còn rất thấp. 

Người dân đang mong mỏi sự phối hợp tốt giữa chính quyền các tỉnh, thành, trong đó có các quy định về việc đi lại giữa các địa phương cần sự liên thông, thống nhất, tránh mỗi nơi làm một kiểu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Người dân đang mong mỏi sự phối hợp tốt giữa chính quyền các tỉnh, thành, trong đó có các quy định về việc đi lại giữa các địa phương cần sự liên thông, thống nhất, tránh mỗi nơi làm một kiểu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngược lại, có nơi kêu gọi xã hội không phân biệt đối xử, chung tay chăm lo cho người dân trở về từ vùng dịch; đồng thời cần tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, khuyến nghị người dân nên ở lại nơi đang tạm trú để ổn định cuộc sống. Trong trường hợp người dân có nguyện vọng trở về thì đăng ký với chính quyền địa phương để được hỗ trợ, tổ chức đưa đón trật tự, áp dụng các biện pháp an toàn phòng chống dịch. 

Mở cửa an toàn và an dân

Rõ ràng, chỉ với các biện pháp hành chính, thiết lập hàng rào ngăn cản người dân về quê chắc chắn không phải là chọn lựa tối ưu. 

Giải bài toán “lao động ngoại tỉnh hồi hương” cần các biện pháp y tế, phòng dịch trước mắt, nhưng lâu dài vẫn là các giải pháp kinh tế, chăm lo, tạo sinh kế cho người dân. Yêu cầu đó đòi hỏi phải tăng cường phối hợp liên tỉnh, liên kết vùng.

Người dân đang mong mỏi sự phối hợp tốt giữa chính quyền các tỉnh, thành, trong đó có các quy định về việc đi lại giữa các địa phương cần sự liên thông, thống nhất, tránh mỗi nơi làm một kiểu. Đã có những tiếng gọi vang lên “TP.HCM hỏi, xin các tỉnh sớm trả lời”.

Hơn cả lời đáp phải là những hành động thiết thực tăng cường phối hợp liên tỉnh, liên vùng để nắm được người dân, lo cho dân hơn là ngăn cấm họ về quê! Nếu sự phối hợp này được chủ động, tốt hơn có lẽ tình hình sẽ bớt căng thẳng hơn nhiều tạo ra làn sóng hồi hương như mấy ngày qua.

Cần những ưu tiên cho tam nông, ly nông bất ly hương, giảm nghèo bền vững. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cần những ưu tiên cho tam nông, ly nông bất ly hương, giảm nghèo bền vững. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cuộc "di dân ngược" của lao động ngoại tỉnh về quê, dù là do dân tự phát hay được chính quyền chủ động tổ chức đón tiếp nhằm đảm bảo các biện pháp phòng, tránh dịch bệnh, thì cũng cần được xem xét ở trên nhiều bình diện khác nhau. Cần đảm bảo các yêu cầu an toàn vệ sinh dịch tễ, quản lý dân cư, đến các giải pháp kinh tế, bố trí lại việc làm, cân đối thị trường lao động. Đặc biệt là rất cần sự tiếp cận tổng thể, đa ngành, phối hợp giải quyết liên ngành, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng phải tính đến các phương kế lâu dài. 

Đã có bằng chứng cho thấy sự chuyển đổi kinh tế ở các địa phương thời gian qua chưa thật sự tạo được nhiều việc làm cho đại bộ phận người dân. Thiếu việc làm nông thôn, thu nhập thấp, thiếu đất sản xuất, lao động chưa qua đào tạo và sinh kế khan hiếm là nguyên nhân đẩy lao động nông thôn ra khỏi khu vực truyền thống một cách chông chênh, khiến nhiều người bấp bênh nơi đô thị

Đặc biệt, nông thôn đang thiếu vắng doanh nghiệp, không có nhiều cơ hội việc làm, nên không có gì lạ khi phần lớn nông dân, nhiều nhất là những người trẻ tuổi, bỏ ruộng đồng di cư lên thành phố mưu sinh. Trong 10 năm qua, chỉ riêng vùng ĐBSCL đã có 1,3 triệu người rời bỏ vùng này, nhiều nhất là đến TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ. 

Mặc dù phòng chống dịch bệnh vẫn là ưu tiên số 1, nhưng cần xem đây là lúc để rà soát chính sách, bố trí lại cơ cấu lao động đảm bảo yêu cầu phát triển cân đối. Rất cần những sửa đổi cực kỳ mạnh dạn để chuyển đổi nông nghiệp sang một mô hình khác, chứ cứ lắt nhắt một ít chính sách trợ giúp, một ít chính sách hỗ trợ vốn, một vài dự án hỗ trợ khoa học kỹ thuật chăm lo an sinh cho người dân lúc thắt ngặt thôi thì không ăn thua. 

Để “hồi hương” không phải là chọn lựa chẳng đặng đừng của nhiều lao động làm thuê bấp bênh, cần tạo dựng niềm tin nơi người dân. Cần những ưu tiên cho tam nông, ly nông bất ly hương, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông mới thực chất… hơn là câu chữ khẩu hiệu mà thực sự là một miền quê có việc làm, đáng sống.

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cơn mưa bất chợt 'giải nhiệt' ở Bình Dương

Sau nhiều ngày nắng nóng liên tục, cơn mưa bất chợt xuất hiện đã làm dịu đi cái nóng gay gắt cho người dân ở Bình Dương.