| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp nào phòng chống hạn mặn và khôi phục sản xuất?

Thứ Năm 28/04/2016 , 18:58 (GMT+7)

Hạn, xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL đã làm thiệt hại ước tính 5.572 tỷ đồng, 390.192 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Trong đó, ĐBSCL thiệt hại ước trên 2.280 tỷ đồng, 200.128 hộ thiếu nước sạch sinh hoạt. Trước thực trạng trên, ngày 28/4/2016, tại Bến Tre Hội nông dân Việt Nam đã tổ chức hội nghị bàn “giải pháp nâng cao năng lực của nông dân vùng ĐBSCL chủ động ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn”.

Ông Đoàn Văn Đảnh, Chủ tịch Hội ND Bến Tre ch biết: Đến thời điểm này hạn, xâm nhập mặn đã làm thiệt hại hoàn toàn 17.400 ha lúa Đông Xuân; 440 ha rau màu; hơn 527.7000 cây giống và hoa kiểng; 7.860 ha cây ăn trái thiệt hại từ 50 – 70%; gần 1 triệu hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt; đàn gia súc 680.000 con thiếu nước uống…

Các giải pháp trong thời gian qua tỉnh đã làm là đấp 7 đập tạm ngăn mặn phát huy hiệu quả rất tốt. Hướng tới Hội ND tập trung tuyên truyền về việc thay đổi lịch thời vụ, tưới tiêu tiết kiệm, nghiên cứu triển khai các giống cây trồng mới chịu mặn.

Tiếp tục khảo sát các vị trí để xây dựng các hồ trữ nước phục vụ dân sinh.Hội kiến nghị Trung ương sớm hỗ trợ kinh phí cho hộ dân bị thiệt hại hoàn toàn để tái sản xuất, đồng thời chuyển giao các mô hình tưới nước tiết kiệm thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Nguyễn Mình Hùng, Chủ tịch Hội ND tỉnh Long An cho biết: Giải pháp hội đang làm là nâng cao nhận thức cho nông dân về BĐKH. Nâng cao năng lực cho cán bộ hội trong việc chủ động, phòng chống hạn và xâm nhập mặn. Phối hợp với các tổ chức phi Chính phủ, doanh nghiệp hỗ trợ lu trữ nước, giữ nước…cho bà con.

Long An kiến nghị Bộ NN - PTNT, Bộ TN - MT phối hợp với Hội ND tăng cường công tác dự báo để giúp người dân chủ động sản xuất. Đề nghị ngân hàng khoanh nợ và cho bà con vay thêm nguồn vốn để tái sản xuất.

Ông Hồ Công Thủy, Chủ tịch Hội ND tỉnh Bạc Liêu cho biết: Bạc Liêu hiện có mô hình tôm lúa thích ứng với BĐKH rất tốt.

Hiện tại, Hội ND đã ký kết với Cty nước ngoài triển khai dự án sử dụng chế phẩm vi sinh thử nghiệm trên lúa tôm rất thành công. Về lâu dài Bạc Liêu kiến nghị Trung ương hỗ trợ các nhà khoa học nghiên cứu ra các giống lúa chịu mặn cao để phục vụ sản xuất.

Ông Ngô Minh Chiến, Chỉ tịch Hội ND Cà Mau cho biết: Diện tích lúa bị thiệt hại do hạn, xâm nhập mặn trên 51.000 ha, trong đó hơn 47.593 ha thiệt hại từ 30 - 70% là; rau, màu và cây ăn trái bị thiêt hai 15.000 ha; 36.000 hộ bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn; 14.000 hộ thiểu nước sinh hoạt, gần 2.000 hộ có nguy cơ thiếu lương thực.

Tại huyện Trần Văn Thời hiện có hộ nghèo và cận nghèo không có đất, thiếu đất sản xuất nguy cơ thiếu lương thực. Khu vực ấp Tư của xã Khánh Bình Tây Bắc có 246 hộ nhưng chỉ có 6 - 7 hộ là không vay số còn lại đều đang vay ngân hàng và có những hộ vay 2 năm nay chưa trả được lãi. Trong ấp đã có 74/246 hộ đóng cửa bỏ đi làm ăn nơi khác.

Giao thông đường thủy bị tê liệt do các tuyến kênh nhánh bị khô cạn 90%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận chuyển hàng hóa và sinh hoạt của người dân. Diện tích rừng tràm ở Cà Mau khoảng 43.545 ha đang bị khô hạn và nguy cơ cháy rừng trong thời gian tới rất cao.

Trước tình hình trên, Hội nông dân đã làm việc với Ngân hàng nông nghiệp và Chính sách xã hội khoanh nợ và cho vay mới đối với những hộ người dân bị ảnh hưởng, thiệt hại để có vốn tái sản xuất. Cà Mau kiến nghị Trung ương có sự thống nhất trong việc ban hành chủ trương thực hiện chính sách hỗ trợ thiên.

Ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam cho biết: Hội nông dân Việt Nam sẽ kiến nghị Trung ương ưu tiên các nguồn vốn vay, vốn tài trợ đồng thời giãn nợ, khoanh nợ cho các hộ nông dân vùng thiên tai để họ có điều kiện tái sản xuất và ổn định cuộc sống.

16-54-31_img_7337

Hội đề nghị các Bộ, ngành Trung ương chuyển giao các công nghệ tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước trong trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ xử lý nước, cung cấp các loại giống cây trồng, vật nuôi cho nông dân thích ứng với điều kiện sản xuất trong vùng hạn, xâm nhập mặn.

Hỗ trợ các tỉnh đầu tư xây dựng công trình nạo vét kênh cấp I và cống điều tiết trên kênh. Hỗ trợ nông dân công nghệ xử lý nước, dụng cụ dự trữ nước ngọt cho người dân sống phân tán.

Giúp nông dân trong việc khoan giếng tìm nguồn nước ngọt theo đúng quy hoạch, nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, bảo vệ môi trường; thiết bị đo độ mặn để người dân biết tỷ lệ độ mặn chủ động lấy nước cho cây trồng, vật nuôi.

Về lâu dài, trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu, xây dựng đề án phát triển sản xuất theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Hỗ trợ các địa phương xây dựng các hồ chứa nước ngọt phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Đối với các tỉnh cần tăng cường khuyến cáo người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chịu hạn, thích nghi với mặn. Ưu tiên các loại cây trồng tiết kiệm nước, có giá trị kinh tế cao cho các địa phương bị ảnh hưởng hạn và xâm nhập mặn.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.