| Hotline: 0983.970.780

Giải phóng mặt bằng dự án lớn ở Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn

Thứ Ba 26/09/2023 , 17:14 (GMT+7)

Mặc dù các cấp trên địa bàn Hà Tĩnh đã tập trung xử lý vướng mắc nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng song một số dự án đang gặp bế tắc.

4 dự án lớn chậm tiến độ do vướng GPMB

Tại hội nghị giao ban công tác báo chí quý III năm 2023, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thông tin, trên cơ sở quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, để triển khai hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) theo thẩm quyền, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cho các địa phương tổ chức thực hiện.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Theo đó, những quy định của pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn; đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được xác định đầy đủ, chính xác, phù hợp với tình hình thực tế; mức bồi thường, hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người có đất bị thu hồi khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Đặc biệt các vướng mắc về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật… nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

“Cơ bản công tác GPMB thời gian qua đã đáp ứng được việc thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế của tỉnh, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân. Tuy nhiên, việc thu hồi đất, bồi thường, GPMB các công trình, dự án lớn luôn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, chịu sự chi phối quản lý nhà nước nhiều thời kỳ, liên quan nguồn gốc đất đai từ cấp xã đến tỉnh; hơn nữa, tính đồng thuận của một bộ phận nhân dân chưa cao nên đến nay một số dự án đang tồn đọng GPMB chưa được xử lý dứt điểm, dẫn đến dự án chậm tiến độ”, ông Nguyễn Hồng Lĩnh nói.

Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II là một trong những dự án đang gặp nhiều khó khăn trong công tác GPMB. Ảnh: BHT.

Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II là một trong những dự án đang gặp nhiều khó khăn trong công tác GPMB. Ảnh: BHT.

Cụ thể, dự án bồi thường, GPMB, hỗ trợ tái định cư Thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh thuộc Dự án trọng điểm quốc gia “Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương” tại Khu kinh tế Vũng Áng; dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II; dự án di dời thôn Tân Phúc Thành 2 và 3 xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh; dự án di dời Tổ dân phố Nhân Thắng và Thắng Lợi, phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh…

Các dự án trên đều gặp những khó khăn, vướng mắc về nguồn gốc đất đai, giá đất, đơn giá tài sản, vật kiến trúc, cây cối để tính bồi thường; việc bố trí tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định đời sống cho người dân; một số bộ phận người dân chưa có ý thức tốt trong việc thực hiện chủ trương thu hồi đất và chính sách bồi thường GPMB;...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, công tác GPMB là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa mang tính thường xuyên, liên tục. Do đó, có các giải pháp căn cơ cần triển khai trong thời gian tới nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB tại các dự án lớn, gồm:

Thời gian qua công tác GPMB dự án cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn Hà Tĩnh được thực hiện bài bản, đảm bảo quyền lợi cho người dân nằm trong diện thu hồi đất. Ảnh: Thanh Nga.

Thời gian qua công tác GPMB dự án cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn Hà Tĩnh được thực hiện bài bản, đảm bảo quyền lợi cho người dân nằm trong diện thu hồi đất. Ảnh: Thanh Nga.

Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động trong suốt quá trình thực hiện dự án, tuyệt đối không nóng vội, chủ quan, hành động duy ý chí dẫn đến phát sinh mâu thuẫn, điểm nóng, khiếu kiện đông người tại các địa phương thực hiện dự án, nhưng cũng không quá cầu toàn ảnh hưởng tới tiến độ công việc.

Tổ chức tuyên truyền, vận động phải chặt chẽ, kiên định, kiên trì, toàn diện, chắc chắn từng bước một, theo phương châm: “Đến từng ngõ - Gõ từng nhà - Rà từng đối tượng”; “Đối tượng nào, phương pháp ấy”, “Mưa dầm thấm sâu”. Từ khảo sát, thu thập thông tin về hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, đến tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, phản ánh của người dân đều phải chi tiết, từ đó, xác định nội dung, cách thức tuyên truyền, thuyết phục thích hợp.

Việc thực hiện đồng bộ chính sách an sinh xã hội, bố trí tái định cư cho nhân dân vùng dự án là một trong những giải pháp đẩy nhanh tiến độ GPMB tại các công trình, dự án lớn. Ảnh: Thanh Nga.

Việc thực hiện đồng bộ chính sách an sinh xã hội, bố trí tái định cư cho nhân dân vùng dự án là một trong những giải pháp đẩy nhanh tiến độ GPMB tại các công trình, dự án lớn. Ảnh: Thanh Nga.

Thứ hai, chú trọng thực hiện đồng bộ chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách an sinh xã hội, bố trí tái định cư, đào tạo, chuyển đổi nghề cho nhân dân vùng dự án. Nội dung này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của tỉnh và công tác GPMB.

Muốn GPMB nhanh và sớm hoàn thành công tác di dời phải ưu tiên bố trí tái định cư trước. Trong chính sách và hỗ trợ tái định cư, tùy theo tình hình thực tế, có thể bố trí tái định cư bằng đất ở, bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư; đồng thời, trong hai hình thức tái định cư (tái định cư phân tán và tái định cư tập trung) quan tâm bố trí và sớm xây dựng khu tái định cư tập trung ngay trong phạm vi dự án có người dân bị ảnh hưởng phải di dời hoặc bố trí địa điểm thực sự phù hợp.

Cuối cùng, khi thực hiện các giải pháp thu hồi đất phải đảo đảm sự hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư/doanh nghiệp và người dân.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hợp tác xã chi tiền mua bảo hiểm cho lực lượng thủy nông viên

Dự báo nắng nóng gay gắt còn kéo dài, trong khi nước tích trữ trong các hồ chứa ngày càng suy giảm, Bình Định đang áp dụng nhiều giải pháp để tiết kiệm nước tưới…