| Hotline: 0983.970.780

Giảm đáng kể tình trạng phá rừng

Thứ Ba 24/07/2018 , 08:05 (GMT+7)

Đó là nhờ ký kết quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định sau gần 2 năm triển khai.

13-14-58_1
Lực lượng kiểm lâm cùng cơ quan chức năng huyện Đồng Xuân kiểm tra công tác BVR trên địa bàn xã Phú Mỡ

Phú Yên và Bình Định có vùng rừng giáp ranh dài hơn 50km, xa khu dân cư và địa hình hiểm trở. Đặc biệt, rừng tự nhiên ở khu vực này giàu trữ lượng, có nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Trước đây, công tác quản lý BVR giáp ranh gặp nhiều khó khăn, lâm tặc thường xuyên chặt phá, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Mặt khác, do nhận thức của người dân còn hạn chế, nên có hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp...

Trước tình hình đó, tháng 8/2016, Chi cục Kiểm lâm và UBND tỉnh Phú Yên và Bình Định đã ký kết quy chế phối hợp quản lý BVR, PCCCR và kiểm tra xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm... Từ đó, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp giảm đáng kể.

Điển hình tại Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh (Bình Định) quản lý, bảo vệ hơn 19.200ha rừng thuộc địa bàn huyện Vân Canh giáp ranh huyện Đồng Xuân. Theo ông Đỗ Minh Chấn, PGĐ Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh, trước đây nhiều vụ phát hiện phá rừng tại các tiểu khu 51, 57 thuộc lâm phận quản lý xã Phú Mỡ, nhưng lực lượng BVR của đơn vị không biết liên hệ để thông tin với ai.

Sau khi có sự phối hợp của kiểm lâm 2 tỉnh, nhiều vụ phá rừng đã được xử lý. Đặc biệt là vụ 31 hộ dân ở xã Phú Mỡ lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép tại các tiểu khu 373, 378, 379 thuộc xã Liên Canh đã được xử lý dứt điểm.

Còn ông Lê Văn Bé, Chi cục Kiểm lâm Phú Yên cho biết, sau gần 2 năm thực hiện quy phối hợp lực lượng kiểm lâm 2 tỉnh đã xử lý nhiều vụ vi phạm.

Cụ thể, tại điểm chốt xã Đa Lộc, 2 bên đã phát hiện và lập biên bản 2 vụ, tịch thu tang vật khoảng 0,5m3 gỗ chò và 150kg than hầm. Tại điểm chốt xã Phú Mỡ, cũng phát hiện và lập biên bản 2 vụ, tịch thu khoảng 1.000kg than hầm, hơn 220 cây cồng.

Bên cạnh đó Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Xuân phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Vân Canh để xác lập hồ sơ vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép tại các tiểu khu 373, 378, 379 (thuộc xã Liên Canh) của 31 hộ dân ở thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ.

Hạt Kiểm lâm TX Sông Cầu phối hợp với Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Phước - TP Quy Nhơn và chính quyền địa phương vùng giáp ranh tổ chức nhiều đợt tuần tra, truy quét tại các tiểu khu 7, 10 (vùng giáp ranh giữa hai xã Xuân Lộc và Phước Mỹ), đã phá hủy 33 lò than, tiêu hủy tại rừng hơn 5.500kg than hầm...

Ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục phó phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định cho biết, trên địa bàn huyện Vân Canh, lực lượng kiểm lâm 2 bên đã phối hợp truy quét 6 đợt phá hủy 11 lò than hầm, tịch thu gần 5.500kg than hầm, 3 ster củi, 1 cưa máy, phá hủy 2 lán trại xây dựng trái phép tại các tiểu khu 363A, 363B, 352…

Với kết quả đạt được, để quản lý BVR và PCCCR khu vực giáp ranh tốt hơn, ông Nguyễn Lý Nguyên, PGĐ Sở NN-PTNT Phú Yên đề nghị lực lượng kiểm lâm hai bên cần tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, thực hiện tốt quy chế phối hợp mà hai tỉnh đã ký kết...

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm