| Hotline: 0983.970.780

Giãn cách xã hội toàn bộ huyện Chơn Thành

Thứ Năm 01/07/2021 , 15:33 (GMT+7)

Bình Phước Sau khi phát hiện trường hợp thứ 2 liên quan đến trường hợp thứ nhất dương tính SARS-CoV-2, tỉnh Bình Phước quyết định thực hiện giãn cách xã hội toàn bộ huyện Chơn Thành.

Ngày 1/7, CDC Bình Phước cho biết, vừa phát hiện thêm 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, đây là trường hợp F2 của bệnh nhân F0 (ghi nhận vào ngày 30/6).

Ngành Y tế Bình Phước phun khử khuẩn tại huyện Chơn Thành. Ảnh: CTV.

Ngành Y tế Bình Phước phun khử khuẩn tại huyện Chơn Thành. Ảnh: CTV.

Bệnh nhân là nam, sinh năm 1990, tạm trú tổ 8, khu phố 2, thị trấn Chơn Thành. Sau khi nhận tin báo, huyện Chơn Thành đã tiến hành truy vết, khoanh vùng, áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ Y tế.

Bước đầu xác định có 3 trường hợp thuộc diện F1, đồng thời các lực lượng chức năng đang truy vết các trường hợp F2, F3…

Huyện Chơn Thành cũng chỉ đạo các lực lượng chức năng phong tỏa khu vực nhà trọ của bệnh nhân, trong đó bao gồm cả trụ sở UBND thị trấn Chơn Thành với diện tích 6,5ha.

CDC Bình Phước yêu cầu người dân bình tĩnh và thực hiện tốt các biện pháp '5k' của Bộ Y tế. Ảnh: CDC BP.

CDC Bình Phước yêu cầu người dân bình tĩnh và thực hiện tốt các biện pháp "5k" của Bộ Y tế. Ảnh: CDC BP.

Để chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh, bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân, tỉnh Bình Phước quyết định thực hiện giãn cách xã hội toàn bộ huyện Chơn Thành theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thực hiện từ 12 giờ ngày 1/7.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện ghi bên phá Tam Giang: [Bài 1] Giữa ‘mỏ vàng’ thủy sản nghe chuyện cá tôm

THỪA THIÊN - HUẾ Được xem hệ đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, Tam Giang - Cầu Hai mang trong mình 'mỏ vàng' thủy sản vô cùng lớn với hàng trăm loài thủy sinh đặc hữu.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm