| Hotline: 0983.970.780

Thi tốt nghiệp THPT 2020:

Giảng viên Đại học sẽ không tham gia vào công tác coi thi, chấm thi

Thứ Ba 30/06/2020 , 15:41 (GMT+7)

Đó là thông tin do ông Trần Quang Nam – Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT chia sẻ tại kỳ họp báo thường kỳ quý II năm 2020 diễn ra chiều 30/6.

Họp báo thường kỳ quý II năm 2020 tại Bộ GD-ĐT.

Họp báo thường kỳ quý II năm 2020 tại Bộ GD-ĐT.

Không coi thi mà chuyển sang làm thanh tra

Cụ thể, kỳ thi năm nay, giảng viên Đại học sẽ không tham gia vào công tác coi thi, chấm thi như mọi năm nhưng sẽ được huy động để tham gia các đoàn thanh tra của Bộ, của Sở triển khai công tác kiểm tra, thanh tra tất cả các khâu của kỳ thi.

Theo hướng dẫn công tác thanh tra kỳ thi đã được Bộ GD-ĐT ban hành, sẽ có hơn 6.000 giảng viên đại học được huy động thực hiện nhiệm vụ này.

Đặc biệt, năm nay sẽ có thêm Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh tham gia giám sát kỳ thi.

Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT cũng cho biết thêm, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố để quán triệt Quy chế thi và tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi.

Hội nghị thống nhất quan điểm, tinh thần và trách nhiệm để sẵn sang triển khai các công việc chuẩn bị, tổ chức thi với quyết tâm cao nhất, đáp ứng yêu cầu tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, khách quan.

Rà soát để tinh giản, giảm tải chương trình học

Theo Đại diện Bộ GD-ĐT, năm học 2020-2021, Bộ sẽ tiếp tục rà soát để tinh giản nội dung dạy học, giảm tải chương trình.

Để thực hiện, thời gian thực học cho các cấp THCS, THPT sẽ được điều chỉnh còn 35 tuần (so với 37 tuần hiện nay) như với cấp Tiểu học.

Chương trình học sẽ tăng thời gian tổ chức các hoạt động trải nghiệm và tăng thời gian nghỉ hè cho giáo viên và học sinh.

Giảng viên Đại học sẽ không tham gia vào công tác coi thi, chấm thi THPT năm 2020.

Giảng viên Đại học sẽ không tham gia vào công tác coi thi, chấm thi THPT năm 2020.

Về khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với ngành giáo dục, Bộ GD-ĐT tiếp tục quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học là ngày 5/9/2020. Bộ cũng quy định không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng. Thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 1/9/2020.

“Bộ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những cơ sở xảy ra vi phạm nếu dạy trước quy định”, ông Trần Quang Nam lưu ý.

Để chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu SGK năm học 2020-2021 trên địa bàn.

“Việc cung ứng SGK phải đảm bảo sách đến tay phụ huynh, học sinh, giáo viên trước ngày 15/8/2020”, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT Trần Quang Nam nhấn mạnh.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự nhiều hội nghị cấp cao tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác dự nhiều hội nghị cấp cao.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.