| Hotline: 0983.970.780

Giảng viên và cán bộ Trường ĐH Cần Thơ tự giác trả nhà công vụ

Thứ Sáu 16/01/2015 , 08:41 (GMT+7)

Chủ tịch Công đoàn Trường ĐH Cần Thơ, ông Nguyễn Văn Linh, cho biết: "Từ trước tới nay “chưa có trường hợp nào phải nhắc nhở về trả nhà công vụ”.

Cuối năm 2014, Phó phòng Quản lý Sinh viên của Trường ĐH Cần Thơ, ông Vũ Viết Châu, chuyển đồ đạc ra khỏi khu tập thể của trường. Ông tươi cười: “Tôi vừa có quyết định nghỉ hưu nên trả nhà công vụ ngay”.

Nhà công vụ của ông Châu số P2B5, căn nhà cấp bốn rộng khoảng 50 m2, có khung cảnh rất đẹp. Ông cùng gia đình đã gắn bó nhiều năm nhưng ông cho biết, khi gần tới tuổi nghỉ hưu là đã lo mua căn nhà bên ngoài, “vì các giảng viên nghỉ hưu đều trả nhà công vụ cả, mình không thể nại khó khăn riêng để ở lại”.

Ông Trần Văn Hồng, giảng viên môn Chính trị, còn trả nhà trước khi nghỉ hưu 3 năm. Gia đình ông Hồng gắn bó với phòng 303, rộng 60 m2, trong dãy nhà công vụ 4T1 tròn 20 năm, có nhiều vui buồn nhưng ông nói: “Khi lo được căn nhà nhỏ ở đường Trần Hoàng Na, phường Hưng Lợi (Ninh Kiều, Cần Thơ) thì chủ động trả nhà công vụ”.

Dạo tháng 7/2014, giảng viên Nguyễn Minh Chính ở Bộ môn Ngữ văn, Khoa Sư phạm, nghỉ hưu cũng “trả ngay” nhà công vụ mà theo nhiều người, ông có lý do để giữ lại. Ông Chính công tác tại Trường ĐH Cần Thơ từ năm 1978, ở nhà công vụ suốt từ đó, có nhiều đóng góp cho trường. Hồi độc thân thì ở ghép, đến khi có vợ con ở căn hộ rộng 60 m2, dãy nhà N18.

Khi ông nghỉ hưu, con gái của ông đang nối nghiệp, cũng là giảng viên Khoa Sư phạm. Chồng của con gái là sỹ quan công an chưa có nhà riêng, đang phải ở đậu.

Ông tâm sự: “Nếu tôi dành cho con gái ở chắc cũng không ai so bì nhưng mà thôi, nhiều giảng viên khác còn phải thuê nhà bên ngoài thì con gái tôi không thể khác. Bản thân tôi mua được căn nhà bên ngoài cũng chỉ đủ vợ chồng già sinh sống”.

Ngày 23/6/1997, Trường ĐH Cần Thơ có quy chế quản lý nhà công vụ. Theo đó, ngưng hợp đồng cho thuê nhà ở trước thời hạn và thu hồi lại nhà nếu: Chuyển công tác, nghỉ việc, có nhà riêng ở ngoài (do cá nhân sở hữu hoặc do Nhà nước cấp hay cho thuê). Hoặc không ở mà dùng để kinh doanh, dịch vụ hay cho người khác ở mà không có sự đồng ý của trường. Hoặc không ở liên tục 3 tháng.

Nhà công vụ của Trường ĐH Cần Thơ có những dãy được xây dựng trước năm 1975, bên đường 30/4, phường Hưng Lợi (Ninh Kiều, Cần Thơ), thiết kế rất đẹp. Những căn nhà liền kề rộng khoảng 50 m2, kiểu nhà vườn thoáng mát giữa um tùm cây xanh, đến nay vẫn nét hiện đại thanh lịch.

Lại có thêm công trình phụ riêng biệt liền bên nên sinh hoạt gia đình rất tiện lợi. Khu này dành bố trí cho gia đình cán bộ khoa trở lên, trước đây Hiệu trưởng Trần Phước Đường cũng ở đây. Tuy nhiên, khi nghỉ hưu, tất cả trả lại.

Nguyên Trưởng khoa Ngữ văn Nguyễn Hoa Bằng, cho biết nhiều người chuyển công tác về đơn vị mới cũng trả nhà công vụ. “Khoa chúng tôi có nhiều giảng viên trả nhà sớm nhất ở trường”, ông Bằng nói. Bản thân ông Bằng, khi có quyết định nghỉ hưu cách nay 5 năm, cũng đã kiếm đất cất nhà trong một con hẻm và trả nhà công vụ.

Chủ tịch Công đoàn Trường ĐH Cần Thơ, ông Nguyễn Văn Linh, cho biết tổng quỹ nhà công vụ của trường có trên 300 căn hộ, đa số xây dựng trước năm 1975, số xây mới sau này chiếm khoảng 10%. Trong lúc, nhu cầu nhà ở của giảng viên và cán bộ luôn lớn hơn nhiều. Chẳng hạn, thống kê nhu cầu vào tháng 6/2014, có 101 người cần chỗ ở, trong đó 70 người đã có gia đình.

Ông Linh chia sẻ: “Chưa có đủ quỹ nhà đáp ứng nhu cầu ấy mà phải chờ ai trả nhà mới bố trí được. Cũng may, cán bộ và giảng viên nghỉ hưu, chuyển công tác hay có nhà riêng đều trả nhà công vụ nên không căng thẳng”.

Ông Linh cho biết thêm, ý thức của giảng viên và cán bộ là quyết định, bên cạnh thì trường cũng có qui chế rõ ràng nên trước nay “chưa có trường hợp nào phải nhắc nhở về trả nhà công vụ”.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm