| Hotline: 0983.970.780

Giữa 'bão' dịch, chợ Long Biên chỉ lác đác vài người đeo khẩu trang

Thứ Năm 06/02/2020 , 08:32 (GMT+7)

Trong khi người dân cả nước đang lo lắng về khả năng lây nhiễm của virus Corona thì rất nhiều người lao động tại chợ Long Biên (Ba Đình, Hà Nội) lại tỏ ra chủ quan, thờ ơ trong việc phòng tránh dịch bệnh.

Là một chợ đầu mối lớn của thành phố Hà Nội, cứ từ 9h tối đến sáng sớm hôm sau, chợ Long Biên luôn trong tình trạng người mua kẻ bán ra vào tấp nập. Nơi đây chủ yếu có người buôn bán đến từ các tỉnh giáp Hà Nội như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Phú Thọ... và từ một số huyện ngoại thành như: Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Mỹ Đức, Chương Mỹ...
Không chỉ có các tiểu thương, chủ sạp hoa quả, chợ Long Biên còn là nơi làm việc của hàng trăm người lao động. Kèm theo thời tiết mưa ẩm của miền Bắc hiện nay, đây là điều kiện lý tưởng để các virus cũng như mầm bệnh phát tán, lây nhiễm.
Dịch viêm phổi cấp do nCoV gây ra hiện đang là mối lo của rất nhiều người dân Thủ đô. Tình trạng cháy hàng khẩu trang, nước rửa tay đủ để thấy sự lo lắng của người dân lớn như thế nào. Thế nhưng tại chợ Long Biên, dường như mọi người vẫn mải mê hối hả với những công việc hàng ngày của mình mà quên đi việc tự bảo vệ bản thân trước dịch bệnh nguy hiểm.
Theo ghi nhận của PV NNVN, vào thời điểm này tại chợ Long Biên, sự xuất hiện của những chiếc khẩu trang y tế phòng tránh dịch bệnh là không nhiều.
Môi trường làm việc không sạch sẽ, thời tiết mưa ẩm kèm theo mối nguy hại về một đại dịch viêm phổi cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng; thế nhưng người lao động nơi đây vẫn làm việc, giao tiếp với nhau một cách trực tiếp mà không có sự bảo vệ của khẩu trang y tế.
Khi được hỏi lý do vì sao không đeo khẩu trang để phòng tránh dịch bệnh, một người lao động vừa bốc dỡ những thùng hoa quả vừa trả lời: "Công việc của tôi phải hoạt động nặng với tần suất cao, nếu đeo khẩu trang sẽ rất ngộp thở, thế nên tôi không đeo để hoạt động cho dễ."
Đi một vòng chợ, chỉ lác đác vài người đeo khẩu trang phòng tránh dịch bệnh. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, một tiểu thương cho biết, công việc của bà phải ngồi ở chợ từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng. Do xem trên báo đài nên biết được tin hiện đang có dịch viêm phổi cấp do nCoV gây ra ở Trung Quốc nên đã sắm khẩu trang, nước rửa tay và khăn ướt cho cả nhà. Bản thân bà cũng mang khẩu trang, khăn ướt và nước rửa tay ra chợ để dùng.
Tính đến hôm nay, toàn thế giới có 24.567 người mắc nCoV, 493 người tử vong. Trong đó Lục địa Trung Quốc có 491 người tử vong, Phillippines 1 người tử vong; Hồng Kông (Trung Quốc) 1 người tử vong.
Tại Việt Nam, có 10 người mắc nCoV. Trong đó 2 cha con người Trung Quốc (1 người đã khỏi và xuất viện), 5 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (1 người đã khỏi và xuất viện), 1 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện), 1 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc, 1 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó. Việt Nam cũng điều trị khỏi cho 3 người, đã được xuất viện.

Xem thêm
Nông dân hoãn gieo cấy vụ đông xuân để chờ giá rau xanh tăng cao

Tuyệt đối không để người dân thiếu nước sinh hoạt trong mùa hạn mặn. Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng tới 80%. Vụ thu hoạch hồ tiêu chậm lại do thời tiết bất lợi. Nông dân hoãn gieo cấy vụ đông xuân để chờ giá rau xanh tăng cao.

Bí quyết thải độc tạng phủ lớn nhất cơ thể sau Tết

Với trọng lượng khoảng 1,4kg ở người trưởng thành, gan là tạng phủ lớn nhất cơ thể và cũng là nơi phải gồng mình gánh chịu độc tố khi chúng ta lạm dụng rượu bia, thức ăn không lành mạnh vào dịp Tết. GS, TS, BS y học cổ truyền Dương Trọng Hiếu bật mí các kiến thức hữu ích để bảo vệ gan, xả độc tố, lấy lại vóc dáng để khởi đầu một năm mới đầy sức sống.

Hướng dẫn thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng

TS Nguyễn Văn Thịnh - Trưởng Bộ môn Điều tra và quản lý rừng bền vững, Viện Nghiên cứu Lâm sinh - hướng dẫn thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng cho nhóm hộ gia đình để đạt hiệu quả cao nhất.

Hồi sinh đào sau tết chuẩn bị cho vụ mới

Sau Tết Nguyên đán, làng đào Nhật Tân tất bật gom đào từ phố về vườn để hồi sinh, chăm sóc cho vụ Tết năm sau.

Bình luận mới nhất