| Hotline: 0983.970.780

Giúp nông dân tiêu thụ dứa

Thứ Ba 03/07/2018 , 10:05 (GMT+7)

Những ngày này đến trụ sở của Nông trường Vân Du (Thạch Thành, Thanh Hóa) chỉ thấy vài người “cắm chốt” để giải quyết những sự vụ hành chính, số còn lại, kể cả Ban giám đốc, đều xuống các đội để chỉ huy việc tiêu thụ dứa.

Với tổng 300ha, dưới ánh nắng bỏng rát của những ngày nắng nóng lịch sử ở miền Trung, không gian đặc quánh mùi dứa. Nhiều quả chín thối rục xuống gốc bốc mùi gây nồng khó chịu. Xung quanh, những bì dứa đã thu hoạch nhưng giá quá thấp, người dân vứt lăn lóc cạnh lối đi.

Theo Ban lãnh đạo nông trường, việc dứa chín trùng dịp thu hoạch các loại hoa quả khác như mận, vải... khiến lượng tiêu thụ của người dân giảm sút là nguyên nhân chính dẫn tới giá dứa rớt thê thảm.

Vừa xuống đội kiểm tra, gạt những giọt mồ hôi nhễ nhại, ông Nguyễn Thành Du - Bí thư Đảng bộ - Giám đốc nông trường cho biết, nhiều hộ để dứa chín thối tại lô vì giá thu mua của thương lái quá rẻ. Trung bình, chi phí mua giống là 600 đồng/chồi (1 quả), tính cả công chăm sóc, phân bón trong 10 tháng khoảng 2.000 đồng/chồi, bán được 1.000 đồng/quả, thua lỗ một nửa. Nhiều hộ đầu tư lớn nhưng không bán được hoặc bán với giá thấp như hộ ông H với tổng đầu tư 280 triệu nhưng chỉ thu được 80 triệu, lỗ 200 triệu đồng.

Để giải quyết thực trạng trên, một mặt Ban giám đốc kêu gọi bà con nông dân chủ động tiêu thụ dứa, mặt khác, lãnh đạo nông trường chạy đôn đáo từ Nam ra Bắc tìm thị trường tiêu thụ, thuê địa điểm, mặt bằng, cử đại diện các tổ chức đoàn thanh niên, công đoàn cùng bà con nông dân đưa dứa đi tiêu thụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc... Nông trường viết thư kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể và cá nhân trên mọi miền chung tay chia sẻ khó khăn, giúp nông dân, tiêu thụ dứa.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm