| Hotline: 0983.970.780

Gỡ khó cho phát triển OCOP ở Cao Bằng

Thứ Tư 11/10/2023 , 06:10 (GMT+7)

Nhiều mặt hàng của tỉnh Cao Bằng đã được công nhận là sản phẩm OCOP, nhưng lại không phát huy được giá trị, thậm chí là dừng sản xuất.

Tỉnh Cao Bằng có 97 sản phẩm OCOP,  với 9 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 88 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Trong đó, nhiều sản phẩm sản xuất theo quy mô hàng hóa, có mặt trên các kệ hàng của các chuỗi siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trên cả nước và đảm bảo cho xuất khẩu.

Tuy nhiên theo số liệu của Chi cục phát triển nông thôn Cao Bằng, bên cạnh một số sản phẩm OCOP đã phát triển và gắn kết được thị trường tiêu thụ ổn định thì vẫn còn nhiều sản phẩm sau khi được công nhận OCOP chưa phát huy được giá trị. Điều đó thể hiện bằng việc nhiều sản phẩm vẫn chỉ sản xuất ở mức độ quy mô nhỏ, chưa mạnh dạn mở rộng sản xuất kinh doanh, mặc dù sản phẩm thiếu không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Cụ thể là: Sản phẩm bánh nướng Thu Điệp của Cơ sở Ngô Kim Khánh; sản phẩm đường phên của HTX sản xuất đường phên chế biến rượu mía Bó Tờ; sản phẩm khẩu sli của HTX khẩu sli thương mại dịch vụ Nà Giàng…

Thậm chí một số cơ sở đã dừng sản xuất sản phẩm như: Hạt dẻ và gạo nếp ong Trùng Khánh của Công ty CP phát triển xây dựng Cao Bằng; dầu sả java của Công ty TNHH Trường Thọ Cao Bằng; sản phẩm thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ của HTX An Phú được chứng nhận đạt OCOP 3 sao năm 2021, nhưng đến cuối năm 2022 thì HTX tiến hành giải thể...

Thanh long ruột đỏ của HTX An Phú được chứng nhận đạt OCOP 3 sao năm 2021, nhưng đến cuối năm 2022 thì HTX tiến hành giải thể. Ảnh: Toán Nguyễn.

Thanh long ruột đỏ của HTX An Phú được chứng nhận đạt OCOP 3 sao năm 2021, nhưng đến cuối năm 2022 thì HTX tiến hành giải thể. Ảnh: Toán Nguyễn.

Cơ quan chuyên môn cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân dẫn tới vấn đề hạn chế nêu ở trên, trong đó quan trọng nhất chính là tâm lý các chủ thể sản xuất còn trông chờ vào các nguồn hỗ trợ Nhà nước và cộng đồng nên hoạt động sản xuất, kinh doanh không có tính đột phá để thích ứng với nhu cầu thị trường. Nhiều cơ sở sản xuất, thậm chí là cả doanh nghiệp còn có tư tưởng ngại thay đổi khi thực hiện các thủ tục theo điều kiện và yêu cầu của bộ tiêu chí sản phẩm OCOP.

Một số sản phẩm đặc sản được công nhận OCOP đã có cơ hội tiếp cận đến các thị trường ngoài tỉnh tuy nhiên do điều kiện của cơ sở sản xuất còn hạn chế, quy mô vùng nguyên liệu còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu cung ứng của siêu thị tại các tỉnh, thành phố lớn. Dễ nhận thấy nhất, đó là năng lực xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của địa phương, doanh nghiệp, HTX và các chủ thể còn hạn chế, sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ tại chỗ; Các phương tiện quảng bá như website, mạng xã hội, các trang bán hàng online… ít được sử dụng.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Cao Bằng nói thêm về nguyên nhân chưa phát huy hết được việc phát triển sản phẩm OCOP: Đó là bộ máy triển khai thực hiện Chương trình OCOP chủ yếu là kiêm nhiệm nên hiệu quả tư vấn, hướng dẫn cho các đơn vị sản xuất định hướng phát triển và hoàn thiện sản phẩm chưa cao; nguồn lực triển khai chương trình còn hạn chế, chủ yếu là lồng ghép và từ nội lực của chủ thể kinh tế; một số cơ chế hỗ trợ chưa được cụ thể hóa; sự tham gia gắn kết trong phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị sản phẩm còn lỏng lẻo, dễ bị đứt gãy khi có sự biến động về thị trường.

Bún ngũ sắc, một sản phẩm OCOP độc đáo của tỉnh Cao Bằng nhưng chưa phát huy hết được tiềm năng sản xuất do thị trường còn hạn chế. Ảnh: Toán Nguyễn.

Bún ngũ sắc, một sản phẩm OCOP độc đáo của tỉnh Cao Bằng nhưng chưa phát huy hết được tiềm năng sản xuất do thị trường còn hạn chế. Ảnh: Toán Nguyễn.

Để chương trình OCOP phát triển trong thời giai tới, tỉnh Cao Bằng đã xác định việc đầu tiên là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chuyên môn, ngành, đoàn thể. Vấn đề tuyên truyền tiếp tục tăng cường, đa dạng hóa công tác truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả về nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các chủ thể, người dân và các đơn vị phân phối. Bản thân các chủ thể cần đẩy mạnh công tác quảng bá, khẳng định vị thế của sản phẩm OCOP trên thị trường, chuẩn hóa phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thanh Trì sáng tạo lan tỏa các sản phẩm OCOP

Thời gian vừa qua huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đã có nhiều cách làm sáng tạo để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm OCOP.