| Hotline: 0983.970.780

Cùng học sinh nghèo biên giới Cao Bằng tới trường

Thứ Năm 28/09/2023 , 10:58 (GMT+7)

Ngày 27/9, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Quỹ thiện tâm - Tập đoàn VinGroup và Quỹ tấm lòng nhân ái - Tập đoàn Vinaseed trao quà cho trẻ em nghèo tại tỉnh Cao Bằng.

Chương trình Cùng em tới lớp do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Quỹ Thiện tâm trao 50 xe đạp cho các em học sinh nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chương trình Cùng em tới lớp do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Quỹ Thiện tâm trao 50 xe đạp cho các em học sinh nghèo dân tộc thiểu số tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Đó là 50 xe đạp cho 50 học sinh người dân tộc thiểu số của Trường THPT Thạch An, Trường tiểu học Lê Lợi, Trường THCS Vân Trình của huyện Thạch An (do Quỹ Thiện tâm - Tập đoàn VinGroup tài trợ). Các em đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn, mồ côi ở với ông bà, người thân và 100% là hộ nghèo.

Ngoài ra, đoàn cũng trao 1 tấn gạo (do Quỹ tấm lòng nhân ái - Tập đoàn Vinaseed tài trợ) cho bếp ăn học sinh của Trường dân tộc nội trú huyện Thạch A, góp phần chia sẻ để học sinh dân tộc thiểu số có thêm những bữa ăn đủ đầy hơn.

Ông Vũ Minh Việt, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam trao 1 tấn gạo cho bếp ăn Trường dân tộc nội trú huyện Thạch An. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Vũ Minh Việt, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam trao 1 tấn gạo cho bếp ăn Trường dân tộc nội trú huyện Thạch An. Ảnh: Toán Nguyễn.

Cũng nhân dịp này, nhằm chung vui Tết Trung thu, ông Vũ Minh Việt, Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cũng đã trao những phần quà cho cô và trò của các nhà trường tại huyện Thạch An, cùng với đó là những lời động viên học sinh của huyện vùng cao này.

Mong muốn những món quà nhỏ sẽ là động lực để các em học sinh ở đây vượt qua khó khăn trong cuộc sống để thực hiện những ước mơ của mình. Đặc biệt là với Thạch An, huyện vùng cao biên giới có truyền thống cách mạng, vì vậy trách nhiệm của các thế hệ rất nặng nề, tương lai của các em không chỉ là xây dựng quê hương, phát triển kinh tế - xã hội, mà còn góp công sức để bảo vệ từng mét vuông, tấc đất của Tổ quốc.

Ông Vũ Minh Việt nói chuyện cùng 1 cháu học sinh nghèo được nhận xe đạp. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Vũ Minh Việt nói chuyện cùng 1 cháu học sinh nghèo được nhận xe đạp. Ảnh: Toán Nguyễn.

Có mặt tại Chương trình Cùng em tới lớp tại huyện Thạch An, thầy giao Nguyễn Văn Mười - nguyên Hiệu trưởng và là một trong những người đầu tiên từ tỉnh Bắc Ninh lên Cao Bằng đặt nền móng xây dựng Trường THPT Thạch An cảm động nói: “Năm 1966 tôi lên Đông Khê (thị trấn huyện lỵ Thạch An), lúc đó nơi đây còn nghèo và chỉ có những căn nhà lá đơn sơ. Tôi nhớ những ngày đầu cùng với một số thầy, cô giáo nữa và các em học sinh đi vào rừng chặt từng cây tre, cây gỗ và lấy từng bó lá cây để về dựng lớp lập trường. Lúc đó khó khăn là vậy, thiếu ăn thiếu mặc, nhà trường thiếu đủ thứ cho việc dạy và học, nhưng đã đào tạo lên nhiều thế hệ xuất sắc. Đến nay, cơ sở trường lớp đã được xây dựng khang trang, thiết bị đầy đủ… nhưng đời sống của gần 1 nửa học sinh vẫn trong điều kiện gia đình khó khăn.

Những chiếc xe đạp sẽ giảm bớt được phần nào khó khăn trong cuộc sống, giúp các em có điều kiện tốt hơn đến trường. Cũng mong muốn Báo Nông nghiệp VIệt Nam có nhiều chương trình ý nghĩa như thế này, lan tỏa được sự yêu thương để những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp bước tới trường.

Thầy Nguyễn Văn Mười - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Thạch An tặng quà cho các thầy, cô giáo. Ảnh: Toán Nguyễn.

Thầy Nguyễn Văn Mười - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Thạch An tặng quà cho các thầy, cô giáo. Ảnh: Toán Nguyễn.

Em Phùng Thị Thúy, học sinh lớp 12A, Trường THPT Thạch An khi nhận được chiếc xe đạp đã không khỏi nghẹn ngào: “Cháu ở xã Đức Long và cách huyện 15km đường đèo dốc nên cháu phải ở nhờ nhà người quen ở thị trấn để học cấp 3. Bố cháu mất rồi, giờ mình mẹ đi làm công nhân nuôi 3 chị em nên nhà cháu nghèo lắm, tiền ăn còn thiếu thì lấy đâu tiền mà mua xe đạp, ngày ngày đi bộ từ chỗ trọ tới lớp, nên giờ có xe rồi thì cháu sẽ dùng để đi lại hàng ngày. Với chúng cháu, đây không chỉ là nguồn động viên về vật chất mà còn là niềm an ủi về tinh thần để có thể vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Cháu hứa sẽ luôn trân trọng món quà này, vì nó tiếp sức cho cháu đến trường…”.

Ông Ngô Thế Mạnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch An chia sẻ những khó khăn của huyện.

Ông Ngô Thế Mạnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch An chia sẻ những khó khăn của huyện.

Thay mặt cho địa phương, ông Ngô Thế Mạnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch An chia sẻ, huyện có tới 48% là hộ nghèo, thu ngân sách chỉ đạt 17 tỷ/năm và chi tới hơn 600 tỷ, để khẳng định Thạch An vẫn còn rất nghèo khó. Chính vì vậy, lãnh đạo địa phương luôn kêu gọi mọi nguồn lực đầu tư, những ủng hộ về vật chất và tinh thần của các nhà hảo tâm nên những món quà của Báo Nông nghiệp Việt Nam là hết sức đáng quý, đáng trân trọng. Mong rằng sẽ có nhiều chương trình thiết thực như vậy đến với Thạch An, góp phần chia sẻ phần nào những khó khăn thiếu thốn với người dân nói chung và những học sinh có điều kiện học tập vươn lên trong cuộc sống.

Các học sinh và phụ huynh vui vẻ khi nhận được xe đạp. Ảnh: Toán Nguyễn.

Các học sinh và phụ huynh vui vẻ khi nhận được xe đạp. Ảnh: Toán Nguyễn.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Khánh thành nhà máy chiếu xạ hiện đại tại tỉnh Hậu Giang

Ngày 24/11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics (đặt tại Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A, huyện Châu Thành) chính thức khánh thành nhà máy chiếu xạ công suất 1.000 tấn/ngày đêm.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.