| Hotline: 0983.970.780

Gượng dậy sau bão số 3, làng hoa giấy Phù Đổng hối hả vào vụ tết

Thứ Sáu 10/01/2025 , 16:13 (GMT+7)

Kết hợp với du lịch tâm linh tại khu vực Đền Gióng, người dân Phù Đổng hy vọng có thêm thu nhập, nhất là vào giai đoạn Tết nguyên đán cận kề.

 

Thời tiết năm nay nắng rộ vào cuối 2024 nên người trồng hoa giấy tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội tranh thủ sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ. Dịp sát Tết nguyên đán Ất Tỵ, lượng hoa cơ bản đã được khách đặt và chờ ngày xuất bán.

 

Chị Hoàng Thị Thu, chủ nhà vườn Ngọc Thu ở thôn Phù Đổng 2 cho biết, năm nay "hàng công trình" (những chậu hoa nhỏ, có giá từ vài chục đến 200.000 đồng) được đặt mua nhiều nhất, do phù hợp với túi tiền và thị hiếu của đại bộ phận khách hàng.

Những mặt hàng có giá trị cao hơn như "hàng bonsai", hoặc một số thế độc, lạ có giá tiền triệu, khách quan tâm nhưng chủ yếu tiêu thụ cho nhu cầu cá nhân.

 

Để tăng số lượng bán ra, nhà vườn đã chủ động đa dạng hóa mẫu mã, trong đó có những mẫu chuyên đề ở sân vườn, lối đi, hoặc đặt ở mái hiên. Để tạo được một sản phẩm như này, chị Thu cho biết cần thời gian cả năm trời, tính từ lúc lấy gốc, ươm trong chậu và tạo thế.

 

Bên cạnh phương thức bán hàng truyền thống, nhà vườn còn chủ động giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo... để tăng lượng tiếp cận. Qua thời gian thử nghiệm, chị Thu nhận thấy, những video, ảnh chụp thực tế sản phẩm thu hút hàng nghìn lượt quan tâm. 

Ngoài khách mua buôn, dịp giáp Tết chị Thu còn có thêm nhiều khách lẻ. Tùy vào nhu cầu, nhà vườn sẽ hỗ trợ vận chuyển và một số kỹ thuật để giúp hoa được bền, lâu.

 

Vừa qua, do ảnh hưởng của bão số 3, khu vực làng hoa giấy Phù Đổng chịu nhiều thiệt hại. Bản thân nhà vườn Ngọc Thu mất khoảng 300 đến 500 triệu đồng, chủ yếu là tiền cây và một số mặt hàng liên quan như chậu, giá đỡ...

Để kịp thời vụ cho dịp Tết nguyên đán, nhà vườn đẩy mạnh sản xuất từ tháng 10. Cùng với đó, tiết giảm chi phí bằng cách tận dụng các gốc cũ, hoặc tăng giờ làm để "lấy công làm lãi".

 

Từ đầu tháng chạp Âm lịch, lượng khách hỏi mua nhiều hơn, nhưng chị Thu nhẩm tính vẫn ít so với các năm trước. Vì vậy, công đoạn chuẩn bị, chăm sóc càng đòi hỏi sự tỉ mỉ để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

 

Hoa giấy là loại cây leo có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ và ra hoa quanh năm. Cùng với đó, hoa có nhiều màu sắc như hồng, tím, đỏ, trắng, vàng... lại mất ít công chăm sóc nên được nhiều khách hàng, không chỉ khu vực Hà Nội, Bắc Ninh mà nhiều địa phương khác quan tâm, tìm đến.

Hoa giấy thường mọc thành từng chùm ở đầu ngọn cành. Trong phong thủy, hoa giấy được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng, hạnh phúc. Sự nở rộ của bông hoa giấy tượng trưng cho sự phát triển, thành công trong công việc và cuộc sống nên được bán nhiều vào dịp Tết.

 

Làng hoa giấy Phù Đồng có truyền thống ngót nghét khoảng 20 năm. Từ 2020, Phù Đổng được UBND TP Hà Nội công nhận là Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng. Hiện địa bàn xã có hơn 500 hộ trồng hoa, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 1.000 người dân.

 

Ông Nguyễn Văn Tài, Phó chủ tịch UBND xã Phù Đồng cho biết, bên cạnh làng nghề, xã đã tập trung phát triển, khai thác gắn với du lịch tâm linh. Du khách đến Phù Đổng có thể được trải nghiệm nghề làm hoa giấy, hoặc tham quan khu di tích Đền Gióng.

Từ năm 2023, xã Phù Đổng đã tổ chức thành công “Lễ hội cây cảnh hoa giấy Phù Đổng” và tiếp tục duy trì trong năm 2024 để quảng bá sản phẩm này, đồng thời mong muốn kết nối cung - cầu giữa các hộ sản xuất với khách hàng, tạo thu nhập bền vững cho người dân trên địa bàn.

Trại gà Móng 7.000 con, đặc sản trứ danh của Hà Nam

Trại gà Móng 7.000 con, đặc sản trứ danh của Hà Nam

Ảnh 10:56

Gà làng Móng hay còn gọi là gà Móng cùng với cá kho làng Vũ Đại là những đặc sản trứ danh của tỉnh Hà Nam.

Bình minh trên những đầm rươi

Bình minh trên những đầm rươi

Ảnh 10:15

Khi mặt trời ló rạng, nước bên trong đầm dần rút đi để lộ ra những lỗ nhỏ chi chít trên mặt bùn, đó chính là lỗ rươi.

Đào rừng cổ thụ giá hàng chục triệu đồng xuống phố

Đào rừng cổ thụ giá hàng chục triệu đồng xuống phố

Ảnh 19:18

Hà Tĩnh Những gốc đào rừng tuổi đời hàng chục năm vừa được hạ sơn, đem về thành phố Hà Tĩnh phục vụ khách hàng chơi Tết. Giá bán trung bình từ 10 đến 60 triệu đồng/gốc.

Mộc Châu chính thức trở thành thị xã, ngày hội lớn của người dân Sơn La

Mộc Châu chính thức trở thành thị xã, ngày hội lớn của người dân Sơn La

Ảnh 11:23

Với nhiều thành quả xuất sắc, Mộc Châu đạt tiêu chí đô thị loại IV và khu vực dự kiến thành lập phường đủ điều kiện hạ tầng đô thị theo quy định.

Thương lái săn lùng gà ‘thái giám’

Thương lái săn lùng gà ‘thái giám’

Ảnh 09:09

Thời điểm này, các thương lái từ khắp nơi đổ về thị xã Sơn Tây thu mua gà phục vụ thị trường Tết. Gà 'thái giám' có giá đắt đỏ được tiểu thương săn lùng.

Về làng cổ Bát Tràng, thưởng thức 'món ăn trăm tuổi'

Về làng cổ Bát Tràng, thưởng thức 'món ăn trăm tuổi'

Ảnh 09:05

Vào các dịp lễ, Tết, người Bát Tràng lúc nào cũng có 2 món đặc trưng là su hào xào mực và canh măng mực trên mâm cơm.

Xem thêm