| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang vận hành nhà máy chè công suất hơn 40 tấn/ngày

Thứ Hai 16/04/2018 , 14:05 (GMT+7)

Vừa qua, tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang nhà máy chế biến chè hữu cơ xuất khẩu Long Trà được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động.

07-44-49_1ct_bng_khnh_thnh_nh_my
Các đại biểu cắt băng khánh thành, chính thức đưa nhà máy vào vận hành

Trực thuộc Cty TNHH Hoàng Long, nhà máy chế biến chè hữu cơ xuất khẩu Long Trà được xây dựng trên mặt bằng 4.500m2 và đầu tư dây chuyền sản xuất nhập khẩu công nghệ hiện đại nhất của Nhật Bản, nằm trên địa bàn xã Tân Lập, có tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng.

Sau hơn 1 năm xây dựng, Cty đã hoàn thành các hạng mục công trình; hạng mục thứ nhất với hệ thống sản xuất tự động hiện đại nhất Nhật Bản với công suất 28 tấn/ngày; hạng mục thứ 2 là hệ thống sản xuất chè xanh công nghệ Trung Quốc với công suất 15 tấn/ngày, đáp ứng tiêu thụ nguồn nguyên liệu của bà con nhân dân xã Tân Lập và vùng lân cận...

Đây là nhà máy chế biến chè thứ hai được Cty xây dựng gắn liền với vùng nguyên liệu chè trên địa bàn huyện Bắc Quang. Trước đó, năm 2002 Nhà máy chế biến sơ chế tại xã Hùng An (Bắc Quang) với công suất 20 tấn chè tươi mỗi ngày đã được Cty đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động, hiện năng suất được nâng lên 50 tấn chè tươi/ngày.

Tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nhấn mạnh, chè là một trong những cây công nghiệp chiến lược, mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

Ông Dũng mong rằng Cty TNHH Hoàng Long sớm đưa nhà máy vào sản xuất ổn định, cho ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng gắn với nâng cao thu nhập cho người dân; quan tâm và nắm bắt thị trường, người tiêu dùng, tiếp tục duy trì và điều chỉnh các chính sách liên kết để tạo ra vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng.

Cty TNHH Trà Hoàng Long là doanh nghiệp chuyên sản xuất chế biến chè đen, chè xanh xuất khẩu và chè ướp hương nội tiêu. Các sản phẩm chè Hoàng Long được khách hàng, người tiêu dùng ưu chuộng và được Cục Nông nghiệp địa phương - Bộ Công thương xét tặng Danh hiệu sản phẩm nông thôn tiêu biểu cấp Nhà nước năm 2012 và 2016 cho sản phẩm Chè Nhài... Năm 2010, sản phẩm của Cty đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 22000-2005.

07-44-49_2_che_1_trong_6_cy
Chè được chọn là một trong 6 sản phẩm đặc thù trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Hà Giang

Nhà máy chế biến chè hữu cơ xuất khẩu Long Trà được đưa vào vận hành góp phần xây dựng sản phẩm chè Hà Giang; đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, lao động; góp phần thay đổi căn bản tập quán sản xuất của người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số tham gia trồng chè.

Tính đến thời điểm cuối năm 2017, tổng diện tích chè của Hà Giang đạt trên 21.500ha và được trồng tập trung tại 5 huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên; trong đó đã có 1.684ha chè được cấp chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và trên 1.720 a chè được cấp chứng nhận chè hữu cơ.

Chè được chọn là một trong 6 sản phẩm đặc thù trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020, gồm phát triển cam, chè, cây dược liệu và phát triển chăn nuôi trâu, bò, ong lấy mật theo hướng hàng hóa.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm