| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội phấn đấu trồng mới hơn 400.000 cây dịp Tết trồng cây

Chủ Nhật 14/02/2021 , 08:11 (GMT+7)

Cụ thể, Hà Nội phấn đầu trồng từ 200.000 - 250.000 cây bóng mát, cây lấy gỗ, và khoảng 200.000 cây lâm nghiệp, cây ăn quả các loại.

Trồng cây ở Hà Nội. Ảnh: TL.

Trồng cây ở Hà Nội. Ảnh: TL.

Theo đó, các quận, huyện, thị xã, đơn vị căn cứ vào thực tế địa phương mình để phát động Tết trồng cây từ ngày 13/2- 27/2/2021, ngoài thời gian đó có thể triển khai trồng cây trong vụ xuân và thu. Địa điểm trồng ở những nơi có không gian rộng, thoáng hoặc có thể lựa chọn các khu di tích lịch sử - văn hóa, khu đô thị mới, trường học, bệnh viện, công viên, ven đường giao thông...

Phương châm là đúng chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật, trồng đến đâu, chăm sóc đến đấy để đảm bảo cây sống và phát triển tốt.

Đây là hành động thiết thực để hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Đồng thời cũng giúp nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền cùng người dân về vai trò, tác dụng, giá trị của cây, hành lang xanh, rừng trong phát triển kinh tế - xã hội và thích ứng với biến đổi khí hậu, môi trường.

Đại diện Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết chỉ tiêu trồng cây xanh năm 2021 cao hơn so với những năm trước đây, cụ thể sẽ là trồng mới 200.000 - 250.000 cây bóng mát, cây lấy gỗ và khoảng 200.000 cây ăn quả các loại.

Cùng với đó, thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên toàn bộ diện tích 27.756 ha rừng và đất lâm nghiệp của thành phố.  

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.