| Hotline: 0983.970.780

Hái chè cho cơ hội thoát nghèo ở miền núi Tuyên Quang

Thứ Sáu 21/05/2021 , 08:00 (GMT+7)

Từ chỗ phải bán gia súc, gia cầm mỗi khi cần chi tiêu, các cô gái dân tộc Mông, Dao ở xã Hồng Thái, huyện Na Hang, Tuyên Quang đã tự chủ về kinh tế.

Vào vụ thu hoạch chè shan tuyết, một buổi sáng làm việc của Triệu Thị Thơm, thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, Tuyên Quang bắt đầu từ 5h. Sau khi lo xong việc gia đình, cô lại lấy gùi lên đồi chè của Hợp tác xã Sơn Trà để thu hoạch.

Thơm là một trong nhiều cô gái người dân tộc thiểu số khác đổi đời nhờ nghề hái chè cho hợp tác xã. Nếu như trước đây, mỗi khi cần tiền, cô lại phải bán lợn, gà, thậm chí trâu, bò thì nay nguồn thu nhập từ việc hái chè cho cô nguồn kinh tế ổn định.

Theo Thơm, mỗi kilogram chè shan tuyết tươi được thu mua với giá 50.000 đồng. Tính trung bình một ngày làm việc, cô có thể kiếm từ 200.000 đến 300.000 đồng. Đó là một con số lớn với những đồng bào dân tộc thiểu số ở Na Hang.

Để có khoản để dành ấy, Thơm cùng đồng nghiệp phải trèo lên những cây chè trăm tuổi, cao chừng 5 đến 7 mét. Mỗi buổi, những công nhân hái chè chỉ làm khoảng 3 tiếng, vừa để tránh nắng, vừa để mang chè kịp về xưởng, tránh lá chè bị dập, ảnh hưởng đến chất lượng.

Trước khi được trực tiếp hái chè, những cô gái người dân tộc Dao, Mông này đã được hợp tác xã đào tạo theo quy chuẩn. Họ phải hái đúng kiểu "một tôm hai lá" hoặc "một tôm một lá", sao cho phù hợp với từng sản phẩm bán ra. Chè, sau khi được hái từ ngọn, phải được vứt vào gùi và không được ép.

"Ban đầu bọn em làm chưa quen nên cũng mệt lắm. Có người sợ độ cao, làm được một lúc là đòi xuống. Nhưng thấy đây là nguồn thu nhập ổn định, nên mọi người cùng động viên vượt qua", một cô gái dân tộc Mông nói.

Ông Vi Ngọc Quý, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Na Hang cho biết, từ vài năm qua, huyện đã tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phát triển nông nghiệp hàng hóa, phát triển bền vững các vùng sản xuất hàng hóa. Nhờ vậy, doanh nghiệp và người dân địa phương đã đồng hành, cùng phát triển những nông sản địa phương, trong đó có chè shan tuyết Na Hang - một trong số các sản phẩm được gắn chỉ dẫn địa lý.

Xem thêm
Xử lý dứt điểm tàu cá ‘3 không’ trước ngày 20/11/2024

Nâng cao vị thế cho ‘vàng xanh’ của Việt Nam. Xử lý dứt điểm tàu cá ‘3 không’ trước ngày 20/11/2024. Giá đậu tương giảm, người chăn nuôi hưởng lợi. Giá heo hơi tăng ở cả 3 miền.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Huyện biên giới Bù Đốp khởi sắc nhờ công trình thủy lợi 51 tỷ đồng

Bình Phước Là một huyện biên giới thuần nông, kinh tế Bù Đốp đã có nhiều thay đổi đáng kể nhờ sự đầu tư vào các công trình thủy lợi, đặc biệt là hồ đập Bù Tam.