| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 14/12/2010 , 09:52 (GMT+7)

09:52 - 14/12/2010

Hai ngày, ba văn bản của Thủ tướng

Nhiều người đang rất quan tâm đến việc Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ có hai ngày, từ 7 đến 9/12, đã thay mặt Thủ tướng, liên tiếp có ba văn bản gửi UBND các tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá và Bình Định yêu cầu các địa phương này trì hoãn việc chuyển đổi nhiều diện tích đất lúa sang mục đích khác.

Cụ thể, Phó Thủ tướng đã yêu cầu ba tỉnh chưa chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (theo các dự án có sẵn) để chờ “Quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa toàn quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng phê duyệt.

Dù địa bàn ít ruộng, nhưng trước đó tỉnh Hoà Bình vẫn tha thiết đề nghị chuyển nhiều ha đất lúa tại xã Trung Minh, TP Hoà Bình để thực hiện xây dựng salon ôtô kết hợp trụ sở làm việc. Tại tỉnh Thanh Hoá và Bình Định cũng có nhiều chục ha đất lúa được các cơ quan chuyên môn trong tỉnh thoả thuận, lãnh đạo địa phương chỉ chờ Thủ tướng “gật” là cho phun cát, san lấp mặt bằng. Thậm chí tỉnh Bình Định nôn nóng đến mức ra đến bốn văn bản “nì nèo” Thủ tướng xin chuyển đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp!

Có một hiện tượng thường xảy ra vào cuối nhiệm kỳ, hoặc ở thời điểm sắp chuyển giao quyền lực là việc lãnh đạo các cấp dồn dập phê duyệt các dự án kinh tế - xã hội, đặc biệt là bất động sản. Điều này từng thể hiện rõ ở số lượng dự án được phê duyệt bất thường ở bốn xã thuộc tỉnh Hoà Bình và tỉnh Hà Tây (cũ) trước khi sáp nhập Hà Nội, bất chấp hậu quả sau đó là nông dân mất tư liệu sản xuất, môi trường bị phá, an ninh lương thực bị đe doạ.

Hay như ở hai xã Phượng Mao và Phương Liễu (Quế Võ, Bắc Ninh) sau khi “nhường” 56ha đất hai vụ lúa cho một dự án khu đô thị ngàn tỷ, người dân đã chứng kiến lễ khởi công rầm rộ, song đến nay vùng lúa nổi tiếng bao đời của họ vẫn... trắng như sa mạc! “Khu đô thị mới Quế Võ” này hiện không có gì đáng giá ngoài... hai chiếc container dùng làm nhà điều hành dự án!

Lợi ích của việc giữ đất lúa không cần bàn cãi, chỉ biết hiện Trung Quốc đang trả giá đắt cho việc “bỏ quên” an ninh lương thực bằng chỉ số CPI tháng 11 tăng hơn 5%, mà lý do chủ yếu vì khan hiến lương thực. Việt Nam đang cố giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa, trong đó có 3,2 triệu ha đất lúa hai vụ, mà theo Bộ TN-MT số này cần được bảo vệ nghiêm ngặt và thẩm quyền phải do Quốc hội phê duyệt. Trước mắt Bộ đã xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý đất lúa, trong đó tuyệt đối không cho phép chuyển đất chuyên canh lúa hai vụ để xây dựng các KCN, khu đô thị, dịch vụ vui chơi, giải trí nếu tại địa phương còn quỹ đất khác.

Vì thế ba văn bản thể hiện thái độ của Thủ tướng nói trên được xem là rất cần thiết nhằm tới những lợi ích dài hạn hơn, dù nhiệm kỳ Chính phủ cũng sắp kết thúc.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm