| Hotline: 0983.970.780

Hàng ngàn người tham quan mô hình canh tác thông minh

Thứ Sáu 15/12/2023 , 17:07 (GMT+7)

ĐBSCL Vụ đông xuân 2023-2024 Bình Điền thực hiện các mô hình để nhân rộng quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với giảm phát thải khí nhà kính.

Hàng ngàn người đến tham quan mô hình canh tác thông minh trong lễ hội Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam được tổ chức từ 11-14/12/2023 tại Hậu Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hàng ngàn người đến tham quan mô hình canh tác thông minh trong lễ hội Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam được tổ chức từ 11-14/12/2023 tại Hậu Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng hành cùng Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam được tổ chức từ 11-14/12/2023 tại Hậu Giang, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cùng với Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Sở NN-PTNT Hậu Giang và các đơn vị đối tác phối hợp xây dựng mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. 

Địa điểm và quy mô thực hiện mô hình tại Hậu Giang để phục vụ tham quan trong Festival và theo dõi đánh giá trong vụ đông xuân 2023-2024 tại xã Vị Bình, huyện Vị Thủy với diện tích 8ha và 1ha tại xã Vị Trung, huyện Vị Thủy. Bên cạnh đó Bình Điền tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm phân bón thế hệ mới bao gồm: Đầu Trâu Bio-Canxi, Đầu Trâu Bio-Lúa 1, Đầu Trâu Bio-Lúa 2 để thực hiện trình diễn cơ giới hóa gieo sạ (diện tích 1,3ha), các mô hình sẽ được theo dõi, thu thập các chỉ tiêu để tiếp tục đánh giá kết quả.

Bình Điền còn giới thiệu kết quả hợp tác công tư về việc thực hiện chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL giữa Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông quốc gia.

Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL do Cty Cổ phần Phân bón Bình Điền cùng với Trung tâm khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh ĐBSCL triển khai. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL do Cty Cổ phần Phân bón Bình Điền cùng với Trung tâm khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông các tỉnh ĐBSCL triển khai. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong vụ đông xuân 2023-2024 Bình Điền đẩy mạnh thực hiện các mô hình để nhân rộng quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL gắn với giảm phát thải khí nhà kính tại các tỉnh vùng ĐBSCL, Tây Ninh, Bình Định cũng như tại nước bạn Campuchia.

Từ kết quả đạt được thông qua việc làm đất kỹ để xử lý rơm rạ, bón phân cải tạo đất để giảm lượng phân bón, giảm lượng giống gieo sạ, rút nước giữa vụ theo ướt khô xen kẽ, giảm thuốc BVTV…Và cơ sở khoa học, cũng như khuyến cáo của chuyên gia cho thấy áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa góp phần giảm đáng kể phát thải khí nhà kính.

Tại lễ hội Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam có rất nhiều khách quốc tế đến tham quan mô hình canh tác lúa thông minh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại lễ hội Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam có rất nhiều khách quốc tế đến tham quan mô hình canh tác lúa thông minh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong thời gian tới, Bình Điền sẽ tiếp tục đồng hành với Trung tâm Khuyến nông quốc gia và các đơn vị đối tác để xây dựng và mở rộng ứng dụng quy trình canh tác lúa thông minh, phát triển các sản phẩm phân bón mới, ứng dụng máy móc và giải pháp công nghệ vào canh tác lúa ở từng vùng sinh thái. Bên cạnh đó Bình Điền quan tâm về nguồn nhân lực được đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân để tiếp tục tăng hiệu quả canh tác lúa, đồng thời đồng hành với Chính phủ và Bộ NN-PTNT để thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính, triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.

Ông Phan Văn Tâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cho biết: Từ năm 2016-2022 chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL đã gặt hái nhiều kết quả tốt, với gần 500 mô hình đã được xây dựng tại 13 tỉnh thành ĐBSCL đều giúp giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận cho bà con nông dân. Đặc biệt chương trình áp dụng quy trình canh tác mở, liên tục cập nhật các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật, trang thiết bị cơ giới và công nghệ hiện đại...và được áp dụng 1 cách thông minh, phù hợp với từng vùng sinh thái, từng mùa vụ.

Vụ hè thu năm 2023, mô hình tại xã Phú Lộc, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) giảm 30% lượng phân bón, lượng đạm chỉ sử dụng 58kg/ha nhưng lúa vẫn đạt được năng suất trên 7,5 tấn/ha tăng 700kg/ha so với đối chứng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vụ hè thu năm 2023, mô hình tại xã Phú Lộc, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) giảm 30% lượng phân bón, lượng đạm chỉ sử dụng 58kg/ha nhưng lúa vẫn đạt được năng suất trên 7,5 tấn/ha tăng 700kg/ha so với đối chứng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc xây dựng mô hình canh tác thông minh, trước nhất là khâu làm đất kỹ, tran phẳng mặt ruộng, bón lót phân Đầu Trâu mặn phèn từ 50-150kg/ha để tăng pH, cải tạo đất. Kế đến là gieo sạ áp dụng phương pháp sạ cụm nhằm giúp giảm lượng giống còn 50-60kg/ha. Quản lý dịch hại theo IPM, IPHM. Phân bón: sử dụng phân bón chuyên dùng lúa Đầu Trâu TEA1 (2 lần lúc 7-10 ngày sau sạ và 18-22 ngày sau sạ, mỗi lần 100-150kg/ha) và Đầu Trâu TEA2 (bón đón đòng 100-150kg/ha). Quản lý nước: theo kỹ thuật ướt khô xen kẽ…

Qua kết quả đánh giá từ mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở các mô hình thử nghiệm, trình diễn sản phẩm phân bón mới theo hướng tiết kiệm và thân thiện môi trường trong hè thu và thu đông năm 2023. Bộ sản phẩm Đầu Trâu Bio với hệ vi sinh vật có lợi bao gồm vi sinh vật phân giải xenlulose, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân cùng với các nguyên tố khoáng đa, trung, vi lượng hữu dụng đã phát huy kết quả rất tốt.

Quy trình canh tác lúa thông minh đã lan rộng sang Campuchia đã giúp nông dân tăng năng suất rất nhiều so với canh tác truyền thống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Quy trình canh tác lúa thông minh đã lan rộng sang Campuchia đã giúp nông dân tăng năng suất rất nhiều so với canh tác truyền thống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sử dụng Đầu Trâu Bio-Canxi để bón lót nhằm tăng pH và phân hủy rơm rạ kết hợp với bón vùi phân chuyên dùng Đầu Trâu Bio-Lúa 1 (giảm 30% lượng và 1 lần bón thúc), bón đón đòng Bio-Lúa 2 đã giúp tiết kiệm rất lớn lượng phân bón, nhưng vẫn đảm bảo năng suất, từ đó tăng lợi nhuận đáng kể cho bà con nông dân. 

Gần nhất trong vụ hè thu năm 2023, mô hình tại xã Phú Lộc, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) giảm 30% lượng phân bón, lượng đạm chỉ sử dụng 58kg/ha nhưng lúa vẫn đạt được năng suất trên 7,5 tấn/ha tăng 700kg/ha so với đối chứng. Hay mô hình tại huyện Tri Tôn (An Giang) chỉ bón 60kg đạm/ha, tổng lượng phân bón giảm khoảng hơn 30% nhưng năng suất vẫn tăng 930kg/ha và lợi nhuận tăng 8,7 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng.

Xem thêm
Công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc

Ngày 20/11, Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 cụm khu vực huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Sóc Trăng ‘vướng’ phân định ranh giới quản lý khu vực biển

Việc phân định ranh giới quản lý khu vực biển đang ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng vật liệu cát phục vụ thi công cao tốc của Sóc Trăng.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.