| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm 'nơm thủ' tham gia lễ hội bắt cá truyền thống ở Đập Lổ

Chủ Nhật 07/08/2022 , 18:15 (GMT+7)

HÀ TĨNH Sau gần 1 thế kỷ bị mai một, TP Hà Tĩnh vừa phục hồi lại lễ hội bắt cá tại Đập Lổ trong sự hân hoan của đông đảo Nhân dân địa phương.

Lễ hội bắt cá hồ Đập Lổ, thôn Tiến Hưng, xã Thạch Hưng, TP Hà Tĩnh là một hoạt động văn hóa truyền thống, hình thành từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày 12 - 13/7 âm lịch nhằm tạo không khí sôi nổi, vui tươi, kết nối tình đoàn kết giữa các thôn xóm, tạo điều kiện cho bà con nhân dân bắt được nhiều tôm cá cải thiện bữa ăn cho gia đình, đồng thời khuấy đảo bùn ở đáy đập để tái tạo nguồn thức ăn cho các loại thủy sản tự nhiên sinh sản vào mùa vụ tiếp theo.

Lễ hội bắt cá hồ Đập Lổ, thôn Tiến Hưng, xã Thạch Hưng, TP Hà Tĩnh là một hoạt động văn hóa truyền thống, hình thành từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày 12 - 13/7 âm lịch nhằm tạo không khí sôi nổi, vui tươi, kết nối tình đoàn kết giữa các thôn xóm, tạo điều kiện cho bà con nhân dân bắt được nhiều tôm cá cải thiện bữa ăn cho gia đình, đồng thời khuấy đảo bùn ở đáy đập để tái tạo nguồn thức ăn cho các loại thủy sản tự nhiên sinh sản vào mùa vụ tiếp theo.

Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm lịch sử, lễ hội này bị mai một. Việc khôi phục lễ hội bắt cá hồ Đập Lổ là việc làm cần thiết, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương, từng bước xây dựng hồ Đập Lổ thành nơi cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất, vừa là điểm du lịch sinh thái, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm lịch sử, lễ hội này bị mai một. Việc khôi phục lễ hội bắt cá hồ Đập Lổ là việc làm cần thiết, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương, từng bước xây dựng hồ Đập Lổ thành nơi cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất, vừa là điểm du lịch sinh thái, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Sau tiếng trống khai hội của Ban tổ chức, khoảng 300 'nơm thủ', chủ yếu là người dân TP Hà Tĩnh và các huyện lân cận như Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Lộc Hà đổ bộ xuống hồ bắt đầu 'săn' cá.

Sau tiếng trống khai hội của Ban tổ chức, khoảng 300 “nơm thủ”, chủ yếu là người dân TP Hà Tĩnh và các huyện lân cận như Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Lộc Hà đổ bộ xuống hồ bắt đầu “săn” cá.

Trong số đó, có những người đã ở tuổi xế chiều. Họ tham gia rất nhiệt tình và phấn khởi.

Trong số đó, có những người đã ở tuổi xế chiều. Họ tham gia rất nhiệt tình và phấn khởi.

'Đồ nghề' chủ yếu là nơm, vó, rớ, nhủi. Ban tổ chức nghiêm cấm các loại lưới (lưới thả, lưới kéo, dạ kéo...) để đảm bảo tính công bằng và bảo vệ môi trường.

“Đồ nghề” chủ yếu là nơm, vó, rớ, nhủi. Ban tổ chức nghiêm cấm các loại lưới (lưới thả, lưới kéo, dạ kéo...) để đảm bảo tính công bằng và bảo vệ môi trường.

Anh Trương Công Đồng cùng một số bạn bè ở xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh đến địa điểm diễn ra lễ hội từ rất sớm. Sau một buổi chăm chỉ nơm, anh dành giải Nhất với chú cá gáy nặng hơn 5kg.

Anh Trương Công Đồng cùng một số bạn bè ở xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh đến địa điểm diễn ra lễ hội từ rất sớm. Sau một buổi chăm chỉ nơm, anh dành giải Nhất với chú cá gáy nặng hơn 5kg.

Ông Phương, ở xã Thạch Hưng cho biết, năm nay ông đã ngoài 60 tuổi. Mấy hôm nay, nghe tin lễ hội được khôi phục lại ông hồi hộp đến mất ăn, mất ngủ, chờ ngày được vác nơm xuống đồng.

Ông Phương, ở xã Thạch Hưng cho biết, năm nay ông đã ngoài 60 tuổi. Mấy hôm nay, nghe tin lễ hội được khôi phục lại ông hồi hộp đến mất ăn, mất ngủ, chờ ngày được vác nơm xuống đồng.

Theo ông Phương, trước đây ông chỉ biết đến lễ hội bắt cá hồ Đập Lổ qua lời kể của cha ông nhưng bây giờ được trải nghiệm cảm giác trực tiếp nơm cá tập thể, ông thực sự phấn chấn.

Theo ông Phương, trước đây ông chỉ biết đến lễ hội bắt cá hồ Đập Lổ qua lời kể của cha ông nhưng bây giờ được trải nghiệm cảm giác trực tiếp nơm cá tập thể, ông thực sự phấn chấn.

Ông Hồ Quốc Tuấn, Trưởng phòng Văn hóa thông tin UBND thành phố Hà Tĩnh chia sẻ, gần 100 năm trước, hàng năm đến ngày tổ chức lễ hội bắt cá, từ sáng sớm tinh sương bà con nhân dân trong xã Thạch Hưng và các xã bạn lân cận từ già, trẻ, gái, trai đã hội tụ về đây rất đông để chờ hiệu lệnh được xuống bắt cá. Đàn ông thì mang theo nơm, lưới mò, nhủi. Các bà và chị em thì đầu đội cạu (rổ), vai mang oi trái bần, người nào cũng hồ hởi, phấn khởi vui như ngày hội.

Ông Hồ Quốc Tuấn, Trưởng phòng Văn hóa thông tin UBND thành phố Hà Tĩnh chia sẻ, gần 100 năm trước, hàng năm đến ngày tổ chức lễ hội bắt cá, từ sáng sớm tinh sương bà con nhân dân trong xã Thạch Hưng và các xã bạn lân cận từ già, trẻ, gái, trai đã hội tụ về đây rất đông để chờ hiệu lệnh được xuống bắt cá. Đàn ông thì mang theo nơm, lưới mò, nhủi. Các bà và chị em thì đầu đội cạu (rổ), vai mang oi trái bần, người nào cũng hồ hởi, phấn khởi vui như ngày hội.

Bây giờ phục hồi lại lễ hội cũng coi như thỏa lòng mong mỏi của nhiều thế hệ người dân xã Thạch Hưng nói riêng, Nhân dân TP Hà Tĩnh nói chung.

Bây giờ phục hồi lại lễ hội cũng coi như thỏa lòng mong mỏi của nhiều thế hệ người dân xã Thạch Hưng nói riêng, Nhân dân TP Hà Tĩnh nói chung.

Xem thêm
73 quốc gia chấp nhận cây trồng chuyển gen

73 quốc gia chấp nhận cây trồng chuyển gen. Lấn chiếm đất trồng lúa có thể bị phạt tới 200 triệu đồng. Trao tặng hạt giống rau, củ, quả quy mô 70ha cho người dân. Nâng cao chất lượng tôm nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.

Tiêu úng, cứu cây trồng sau siêu bão - Kinh nghiệm của Hải Phòng

Hai khách mời: Ông Đoàn Văn Ban - Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và phòng chống thiên tai TP Hải Phòng và ông Vũ Xuân Hạnh - Phó TGĐ Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải, cùng bàn về giải pháp tiêu úng, cứu cây trồng sau bão.

Cây trồng công nghệ sinh học - 10 năm bén rễ tại Việt Nam

Những thước phim nhìn lại sau 10 năm các giống ngô kháng sâu được chính thức gieo trồng tại Việt Nam. Những nghiên cứu ứng dụng cùng cách tiếp cận mới trong chỉnh sửa gen.

Siêu thị Điện máy Xanh ở An Giang bị cháy rụi

An Giang Sáng 5/10, siêu thị Điện máy Xanh tại phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang bị cháy rụi hoàn toàn, gây thiệt hại nặng nề về tài sản.