| Hotline: 0983.970.780

Hàng Việt đã có chỗ đứng

Thứ Sáu 04/07/2014 , 09:24 (GMT+7)

5 năm qua, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã có những kết quả tích cực.

Cụ thể, 80-90% lượng hàng hóa trong các siêu thị là hàng Việt Nam, 55/63 tỉnh, TP tổ chức tuyên truyền về hàng Việt đến người tiêu dùng, hàng trăm tỷ đồng cho việc thực hiện các đề án xúc tiến thương mại… 

Ngày 3/7, Bộ Công thương tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm cuộc vận động (2009 - 2014). Theo Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC), sau 5 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Hội đã tổ chức 39 hội chợ HVNCLC tại 12 tỉnh, TP (TP. HCM, Cà Mau, An Giang, Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa…) và ba hội chợ tại Vương quốc Campuchia với doanh thu đạt từ 3,2 - 4 triệu USD/hội chợ, 100.000 - 300.000 lượt khách tham quan mua sắm.

Bên cạnh đó, có 125 phiên chợ hàng Việt về nông thôn với 40 - 60 DN tham gia được tổ chức tại 27 tỉnh, thành, thu hút hơn bốn triệu lượt người tham quan mua sắm, đạt doanh số gần 116 tỷ đồng.

Đây chỉ là một trong những hoạt động của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), đến thời điểm giữa năm 2014, Cuộc vận động triển khai đã có kết quả tích cực, tạo điền đề để triển khai những năm tiếp theo. Một xu hướng đáng mừng là người tiêu dùng (NTD) ngày càng đánh giá cao hàng VN.

“Tại nhiều địa phương, các mặt hàng dệt may, da giày có tới 80% người ưa chuộng. Nhóm hàng thực phẩm, rau quả có tới trên 58% người tiêu dùng ưa chuộng. Trong hội nghị sơ kết 3 năm đã có 71% NTD tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao", bà Nga cho biết.

"Trong hệ thống siêu thị của một số DN trong nước, hàng hóa SX trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn từ 80 - 90%. Kết quả cuộc vận động đã giúp cả nước hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế”, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước.

Ngoài ra, thông qua Cuộc vận động, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật Bảo vệ quyền lợi NTD được nâng cao, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức tại các địa phương đã có chuyển biến tích cực. Năm 2011 cả nước có 22/63 địa phương, năm 2012 cả nước có 44/63 địa phương và năm 2013 có 55/63 địa phương tổ chức các sự kiện tuyên truyền đến NTD.

Trong công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, từ tháng 7/2009 đến tháng 5/2014, Bộ Công thương đã phê duyệt 618 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước là 375,75 tỷ đồng.

Trong đó, có 356 đề án xúc tiến thương mại tập trung vào thị trường trong nước, miền núi, biên giới và hải đảo với tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ lên 167,78 tỷ đồng. Các đề án này chủ yếu là các hội chợ triển lãm thương mại cấp vùng và các hoạt động phân phối hàng Việt đến khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, tổ chức đua hàng Việt về nông thôn.

Trong 5 năm, các Sở Công thương tỉnh và TP tổ chức được gần 2.000 đợt bán hàng về nông  thôn, hơn 53.000 lượt DN tham gia với hơn 48.000 gian hàng, thu hút hơn 3 triệu lượt người dân địa phương, doanh thu mang lại khoảng 34,47 nghìn tỷ đồng.

Trong thời gian này, Sở Công thương các tỉnh đã tổ chức 1.875 hội chợ triển lãm thu hút 85.650 lượt DN tham gia, doanh thu bán hàng 20.546 tỷ đồng.

Trong thời gian tới, theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và các hiệp hội chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo ATVSTP và những hành vi gian lận thương mại, tuyên truyền phổ biến và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

“Ngoài ra, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, đáp ứng đủ các loại hàng hoá thiết yếu cho nhu cầu của nhân dân, nhất là trong thời điểm chuẩn bị vào năm học mới và các ngày lễ, Tết.

Vận động và tạo điều kiện cho các DN tổ chức các điểm bán hàng hóa thương hiệu Việt kết hợp với bán hàng bình ổn thị trường để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo…”, bà Thoa nói.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.