| Hotline: 0983.970.780

Hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông gây nguy hiểm cho thế giới

Thứ Hai 22/07/2019 , 11:05 (GMT+7)

Chuyên gia của Quỹ nghiên cứu Biển Đông phân tích hành động phi pháp của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ngày 19/7 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, nhóm tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.

Để làm rõ hơn vấn đề này, NNVN phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt từ Quỹ nghiên cứu Biển Đông và Ban Nghiên cứu Luật Biển và Hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Thạc sĩ Hoàng Việt.

Ông có thể làm rõ những vi phạm của Trung Quốc đang diễn ra ở khu vực nam Biển Đông?

Trong những ngày vừa qua, Trung Quốc đưa tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 cùng tàu hộ tống vào khu vực nam Biển Đông, cụ thể là gần bãi Tư Chính của Việt Nam mà Bắc Kinh gọi là Vạn An Bắc.

Trước đây, vào những năm 1992, 1994 Trung Quốc đã cấp phép cho một số công ty nước ngoài khai thác dầu trái phép ở khu vực này nhưng vấp phải sự phản đối gay gắt của Việt Nam nên phải dừng lại. Tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh lại tiếp tục gọi thầu khai thác dầu khí ở khu vực này.

Hiện nay, Trung Quốc cho rằng bãi Tư Chính hay Vạn An Bắc là một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh từng tuyên bố chủ quyền trái phép. Đây là điều phi lý, Trung Quốc không chứng minh được chủ quyền với Trường Sa. 

Ngoài ra, theo UNCLOS 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc là thành viên, mỗi quốc gia ven biển sẽ có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và vùng thềm lục địa có thể lên đến 350 hải lý tính từ đường cơ sở.

Do đó, Việt Nam có đầy đủ quyền chủ quyền và quyền tài phán với khu vực bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Chỉ duy nhất Việt Nam mới có quyền thăm dò, khai thác tất cả các tài nguyên trong khu vực này.

Việc Trung Quốc cho thăm dò ở khu vực này cho thấy sự phớt lờ và vi phạm luật pháp quốc tế của chính quyền Bắc Kinh. Ngoài ra, hành động phi pháp này còn xâm phạm quyền lợi của Việt Nam và gây nguy hiểm cho thế giới khi phá vỡ luật chơi chung.

Phải chăng mối nguy hiểm này khiến Washington lên án các hành động của Bắc Kinh trong thông cáo ngày 20/7 vừa qua, thưa ông?

Hành động này của Trung Quốc đang đe dọa tới luật pháp và trật tự quốc tế. Trong khi đó, Mỹ tuyên bố không tham gia vào các tranh chấp chủ quyền giữa các nước nhưng Washington luôn ủng hộ việc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Ngoài nguồn tài nguyên, khoáng sản, Biển Đông còn là con đường thương mại quan trọng, nơi 2/3 lưu lượng tàu hàng trên thế giới đi qua.

16-12-11_hi_duong_8
Tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc.

Nếu để Bắc Kinh từng bước thực hiện mưu đồ của mình mà không ngăn chặn ngay, sẽ đến một lúc nào đó Bắc Kinh sẽ biến Biển Đông thành ao nhà, tự tung tự tác, gây ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Trong đó, Mỹ là một cường quốc biển và nếu để Trung Quốc kiểm soát được con đường thương mại qua Biển Đông sẽ khiến lợi ích bị ảnh hưởng trực tiếp, điều mà Washington không hề mong muốn.

Hiện nay, Mỹ và Việt Nam đều hướng đến một mục tiêu chung là hòa bình, an ninh, hợp tác và ổn định ở khu vực Biển Đông. Nếu điều này được duy trì, không chỉ Mỹ, Việt Nam mà còn rất nhiều quốc gia khác được hưởng lợi. Đó là lý do vì sao Washington lên tiếng trong trường hợp này.

Quay lại vấn đề hiện nay, Việt Nam đã có những biện pháp cả ngoại giao và trên thực địa để ngăn chặn hành động phi pháp của Trung Quốc. Theo ông, nếu tình hình không khả quan, chúng ta phải làm gì?

Trước mắt, Việt Nam đang kiên quyết đấu tranh nhưng vẫn giữ được bình tĩnh, không để xảy ra tình trạng kích động. Trên phương diện ngoại giao, chúng ta lên án các hành động phi pháp của Trung Quốc và được công luận thế giới ủng hộ.

Ngoài ra, chúng ta vẫn duy trì các tàu chấp pháp ở thực địa, yêu cầu Trung Quốc ngừng các hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Theo tôi, các biện pháp được đưa ra trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế. Việt Nam sẽ có nhiều phương án, từ mềm mỏng đến cứng rắn để đảm bảo chủ quyền của mình trên khu vực Biển Đông.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nam đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

Hà Nam là địa phương đứng đầu cả nước trong công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình năm 2024.

Bình luận mới nhất