| Hotline: 0983.970.780

Hành động sớm để chủ động trước thiên tai

Thứ Bảy 18/05/2024 , 17:22 (GMT+7)

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, hành động sớm là phương pháp tiếp cận mới trong quản lý rủi ro thiên tai, nhằm tăng cường khả năng phòng ngừa, ứng phó với thiên tai.

Sáng 18/5, tại Phú Thọ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai (PCTT) đã phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng tuần lễ quốc gia PCTT năm 2024.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT, dự báo thiên tai từ nay đến cuối năm 2024 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Ảnh: Trung Quân.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT, dự báo thiên tai từ nay đến cuối năm 2024 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Ảnh: Trung Quân.

Chủ động để quản lý rủi ro thiên tai hiệu quả

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT nhấn mạnh: Ngày 13/2/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 173/QĐ-TTg lấy tuần lễ từ ngày 15/5 đến 22/5 hàng năm là “Tuần lễ Quốc gia PCTT”, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân trong công tác PCTT để xây dựng một xã hội an toàn hơn trước thiên tai, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Tuần lễ Quốc gia PCTT năm nay với chủ đề “Hành động sớm - Chủ động trước thiên tai” nhằm thúc đẩy Tuyên bố Hạ Long về tăng cường hành động sớm trong quản lý thiên tại khu vực ASEAN (một sáng kiến của nước chủ nhà Việt Nam được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về quản lý thiên tai lần thứ 11 tổ chức tại Quảng Ninh).

Lễ mít tinh được tổ chức tại tỉnh Phú Thọ là hoạt động thường niên với nhiều hoạt động ý nghĩa và cũng là hành động thiết thực hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia PCTT. Đây là một trong các hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện hưởng ứng bao gồm: Cuộc thi vẽ tranh “Góc nhìn trước thiên tai”; cuộc thi Rung chuông vàng “Cùng em PCTT - Kiến tạo tương lai bền vững”; hoạt động ngoại khóa vẽ tranh tường “Sẵn sàng trước thiên tai và biến đổi khí hậu”.

Theo ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, những năm gần đây, tác động tiêu cực của thời tiết cùng với biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt đã khiến tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến ngày càng bất thường, cực đoan, không theo quy luật. Ảnh: Trung Quân.

Theo ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, những năm gần đây, tác động tiêu cực của thời tiết cùng với biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt đã khiến tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến ngày càng bất thường, cực đoan, không theo quy luật. Ảnh: Trung Quân.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, “Hành động sớm” là phương pháp tiếp cận mới trong quản lý rủi ro thiên tai, được Liên hợp quốc và nhiều quốc gia trên thế giới triển khai nhằm tăng cường hơn nữa khả năng phòng ngừa, ứng phó với thiên tai và chú trọng tới những đối tượng dễ bị tổn thương. Có thể kể đến các hoạt động: Tăng cường dự báo, cảnh báo về thiên tai và thông tin tới cộng đồng; kiểm tra đảm bảo an toàn các công trình PCTT; sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn…

Trong vòng 20 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm thiên tai đã làm trên 300 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế 1-1,5% GDP. Chỉ tính riêng năm 2023, trên các vùng miền cả nước đã xảy ra 21/22 loại hình thiên tai, trong đó có gần 2.000 trận thiên tai được thống kê, làm 169 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế hơn 9.300 tỷ đồng.

Tại khu vực Bắc bộ, đặc biệt là miền núi phía Bắc, thiên tai xảy ra hầu như mọi thời điểm trong năm, với nhiều loại hình như mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, rét đậm, rét hại… Trong đó, lũ quét, sạt lở đất diễn ra với tần suất ngày càng gia tăng, chính là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn cho khu vực. Điển hình như đợt mưa lớn kèm theo lũ quét, sạt lở đất hồi đầu tháng 8/2023 tại khu vực miền núi phía Bắc làm 17 người chết, mất tích, hơn 2.000 nhà dân bị thiệt hại, hàng nghìn ha lúa, cây hoa màu bị hư hại.

Từ đầu năm tới nay, hiện tượng khí hậu El Nino đã gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tại miền núi phía Bắc, các đợt rét đậm, rét hại, giông, lốc, sét gây ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt của người dân. Trong khi dự báo thiên tai từ nay đến cuối năm 2024 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.  Do đó, cần tập trung hành động sớm để giảm thiểu thiệt hại.

Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho rằng, trẻ em là đối tượng có thể phải hứng chịu những tổn thương trọn đời do ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu nếu chúng ta không hành động sớm. Ảnh: Trung Quân.

Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho rằng, trẻ em là đối tượng có thể phải hứng chịu những tổn thương trọn đời do ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu nếu chúng ta không hành động sớm. Ảnh: Trung Quân.

Ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, những năm gần đây, tác động tiêu cực của thời tiết cùng với biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt đã khiến tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến ngày càng bất thường, cực đoan, không theo quy luật, khó dự báo, xảy ra không theo mùa mà ở tất cả các thời điểm trong năm. Điều này đã và đang để lại những hệ lụy nhiều mặt về kinh tế - xã hội.

Năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 20 đợt mưa giông lốc mạnh làm 2 người chết, 3 người bị thương, trên 1.900 ngôi nhà, cơ quan, trường học bị tốc mái, hư hỏng; trên 2.100 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; gần 2.000 con gia súc, gia cầm bị chết. Đặc biệt, mực nước trên các sông xuống thấp nhất lịch sử, độ dốc dòng chảy lớn làm tình trạng sạt lở bờ sông diễn ra hết sức phức tạp và nguy hiểm với hơn 9.000 m bờ sông, 2.000 m kè, nhiều cống qua đê và nhà dân bị sạt lở nghiêm trọng cần phải xử lý khẩn cấp... Tổng giá trị thiệt hại trên 100 tỷ đồng.

Xuất phát từ thực tế đó, Phú Thọ luôn xác định PCTT là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị. Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về PCTT năm 2024, tỉnh tiếp tục khẳng định cam kết hành động nâng cao năng lực PCTT theo tinh thần “Hành động sớm - Chủ động trước thiên tai” do Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT phát động; tập trung, tích cực phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu.

Các đại biểu trao giải cuộc thi Rung chuông vàng 'Cùng em PCTT - Kiến tạo tương lai bền vững' cho các em học sinh. Ảnh: Trung Quân.

Các đại biểu trao giải cuộc thi Rung chuông vàng “Cùng em PCTT - Kiến tạo tương lai bền vững” cho các em học sinh. Ảnh: Trung Quân.

Trong đó, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp mang tính toàn diện, căn cơ như: lồng ghép nội dung PCTT trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; kiểm tra, đảm bảo an toàn cho các công trình PCTT; cải thiện năng lực dự báo, cảnh báo; phát huy hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho PCTT; nâng cao năng lực PCTT của cộng đồng; quan tâm đến các đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em...

Lấy trẻ em là trung tâm trong hành động phòng, chống thiên tai

Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam chia sẻ: Khủng hoảng khí hậu không còn là một loại biến đổi khí hậu xảy ra trong tương lai mà nó đang hiện hữu ngay hiện tại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế quốc gia, sinh kế của các gia đình, tương lai cộng đồng, sự phát triển của trẻ em.

Tại UNICEF, các dự báo cho thấy không có mối đe dọa nào lớn hơn đối với nền kinh tế quốc gia, sự sống còn, sức khỏe con người, sự phát triển của trẻ em lớn hơn khủng hoảng khí hậu.

Chuỗi hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về PCTT diễn ra với nhiều hoạt động như: Lễ mít tinh, cuộc thi vẽ tranh 'Góc nhìn trước thiên tai'; cuộc thi Rung chuông vàng 'Cùng em PCTT - Kiến tạo tương lai bền vững'; hoạt động ngoại khóa vẽ tranh tường 'Sẵn sàng trước thiên tai và biến đổi khí hậu'. Ảnh: Trung Quân.

Chuỗi hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về PCTT diễn ra với nhiều hoạt động như: Lễ mít tinh, cuộc thi vẽ tranh “Góc nhìn trước thiên tai”; cuộc thi Rung chuông vàng “Cùng em PCTT - Kiến tạo tương lai bền vững”; hoạt động ngoại khóa vẽ tranh tường “Sẵn sàng trước thiên tai và biến đổi khí hậu”. Ảnh: Trung Quân.

Tại Việt Nam, hạn hán, xâm nhập mặn ở miền Nam; nắng nóng trên diện rộng; sạt lở đất, lũ lụt ở miền Trung và miền Bắc diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Điều đó cho thấy mối đe dọa đã thực sự rõ ràng, tác động tiêu cực, làm trầm trọng hơn vấn đề suy dinh dưỡng, dịch bệnh, gián đoạn giáo dục, khủng hoảng an ninh lương thực, an ninh nguồn nước.

Trong đó, trẻ em là đối tượng có thể phải hứng chịu những tổn thương trọn đời do ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu. Do đó, chúng ta phải ưu tiên việc lập kế hoạch PCTT ngay từ bây giờ; tích cực chuẩn bị, hành động sớm, xây dựng khả năng chống chịu cho từng thành phần trong xã hội. Lấy trẻ em làm trung tâm, tăng cường hệ thống cảnh báo sớm hướng tới trẻ em và nhóm yếu thế. Đồng thời, quan tâm, dành sự ưu tiên trong việc thu hút sự tham gia của trẻ em, thanh thiếu niên vào công cuộc phát huy năng lực sáng tạo, năng lượng, ý tưởng đổi mới để xây dựng cộng đồng an toàn, bền vững hơn.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão hoạt động trên Biển Đông

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Nếu mạnh lên thành bão, thì đây là cơn bão số 10 hoạt động trên Biển Đông trong năm 2024.