| Hotline: 0983.970.780

Hậu Giang ưu tiên công nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ Ba 13/10/2020 , 10:43 (GMT+7)

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang xác định ưu tiên phát triển công nghiệp và nông nghiệp bền vững nhằm phấn đấu trở thành tỉnh khá trong khu vực.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã long trọng khai mạc sáng 13/10, tại TP Vị Thanh. Có 349 đại biểu chính thức, thay mặt cho hơn 33 ngàn đảng viên của 11 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ về dự Đại hội. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương tới dự và trực tiếp chỉ đạo Đại hội.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 có 349 đại biểu chính thức, thay mặt cho hơn 33 ngàn đảng viên của 11 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ về dự. Ảnh: Trung Chánh.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 có 349 đại biểu chính thức, thay mặt cho hơn 33 ngàn đảng viên của 11 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ về dự. Ảnh: Trung Chánh.

Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân Hậu Giang đạt 6,3%/năm. Quy mô kinh tế tăng gần 1,5 lần, đạt 36.438 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người cuối năm 2020 đạt gần 50 triệu đồng/người/năm.

Hậu Giang hiện có 2 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp, toàn tỉnh có 355 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư gần 127.623 tỷ đồng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được 30 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 553 triệu USD. Trong 5 năm, tỉnh có thêm 3.000 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 15.000 tỷ đồng.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được Hậu Giang đặc biệt quan tâm trong chỉ đạo, điều hành với phương châm tăng hàm lượng khoa học, kỹ thuật, cơ giới hóa và xây dựng chuỗi giá trị nông sản chủ lực là lúa gạo, thủy sản, cây ăn quả. Nhiều chủ trương, giải pháp về tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã đã được triển khai thực hiện. Tỉnh đã xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao. Công nhận được nhiều sản phẩm OCOP. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bước đầu phát huy hiệu quả tạo bước đột phá.

Thành tựu nổi bật của tỉnh là hoàn thành sớm mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh là 32/51 xã, vượt chỉ tiêu Nghị quyết, chiếm 62,7% tổng số xã. Có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đặc biệt thu nhập và đời sống của người dân nông thôn được nâng lên rõ nét. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 đạt trên 41 triệu đồng, tăng 16 triệu đồng so với năm 2015.

Hậu Giang xác định 5 năm tới sẽ phấn đấu đưa nền kinh tế phát triển khá trong khu vực. Phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên công nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, khuyến khích đầu tư lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá.

Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, phát biểu khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, phát biểu khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết: Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV, xác định 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ là xây dựng hoàn thành và thực hiện nghiêm quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông thủy, bộ quan trọng kết nối giữa các địa phương trong tỉnh và giữa tỉnh với các địa phương trong khu vực. Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, các mô hình kinh tế hiệu quả trong nông nghiệp.

Tập trung công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách của địa phương. Đặc biệt là hệ thống cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã theo hướng ưu đãi, cạnh tranh so với các địa phương khác, dễ tiếp cận, chi phí thấp.

Thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ, gắn với xây dựng chính quyền điện tử. Thực hiện chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực, phát triển đô thị thông minh kinh tế số và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất