| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống dữ liệu lớn giúp cảnh báo đa thiên tai

Thứ Tư 19/05/2021 , 11:00 (GMT+7)

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, 'đầu tư 1 đồng cho khí tượng thủy văn sẽ giảm thiệt hại về kinh tế xấp xỉ 28 - 30 đồng'.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong cảnh báo đa thiên tai

Mặc dù nguồn lực đầu tư có hạn, nhưng trong những năm qua, hệ thống cơ sở dữ liệu thiên tai của Việt Nam ngày càng được quan tâm. Đến nay, cả nước đã có gần 1.600 trạm khí tượng (đo mưa, mực nước) và hơn 500 trạm thủy văn.

Không chỉ hình thành mạng lưới dữ liệu về theo dõi diễn biến của bão, chúng ta cũng đã thiết lập được hệ thống theo dõi các tàu thuyền trên biển; cơ sở dữ liệu của 239 hồ lớn, thủy điện nhỏ, gần 3.000km đê cấp 3 trở lên; cơ sở dữ liệu về sạt lở, bản đồ ngập lụt, nước biển dâng, giám sát thiên tai qua ảnh vệ tinh…

Một doanh nghiệp tư nhân tự bỏ tiền đầu tư hệ thống cảnh báo thiên tai hiện đại để cung ứng dịch vụ phục vụ dự báo thời tiết tại Việt Nam.

Một doanh nghiệp tư nhân tự bỏ tiền đầu tư hệ thống cảnh báo thiên tai hiện đại để cung ứng dịch vụ phục vụ dự báo thời tiết tại Việt Nam.

Theo các nhà khoa học, ứng dụng công nghệ 5G, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống góp phần cảnh báo sớm và giảm nhẹ thiên tai. Do đó, chúng ta rất cần mạng lưới viễn thông khẩn cấp phục vụ cho việc ứng phó thiên tai và được triển khai dựa trên các phân tích dựa dữ liệu lớn, có khả năng cải thiện độ chính xác của các dự đoán.

Tại dự án “Hướng tới giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng phục hồi trước các nguy cơ ven biển: Cách tiếp cận phân tích dữ liệu lớn” được GS.TS Nguyễn Trung Việt, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thuỷ Lợi và GS.TS Dương Quang Trung, Đại học Queen’s Belfast đồng chủ nhiệm đang nghiên cứu các số liệu ở vùng ven biển Việt Nam, dựa trên các kinh nghiệm của các chuyên gia Vương quốc Anh cùng các nhà kỹ thuật thuỷ văn, thuỷ lực và công trình biển ở trong nước.

TS Nguyễn Trung Việt cho biết: “Trải qua 2 đợt khảo sát đo đạc, thu thập dữ liệu để phục vụ cho việc mô phỏng tính toán, chúng tôi đã công bố được khá nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế và các thư viện quốc tế rất uy tín. Đặc biệt là sử dụng công nghệ 5G cũng như là IoT cho lĩnh vực quản lý thiên tai, sử dụng cách tiếp cận là dữ liệu lớn và đã có những kết quả rất khả thi”.

Mới đây, các nhà khoa học từ Học viện Kỹ thuật quân sự và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã sử dụng tư liệu viễn thám và công nghệ GIS thành lập Bản đồ dự báo nguy cơ lũ quét tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Xã hội hóa công tác phòng, chống thiên tai

Tháng 9/2018, Công ty Cổ phần Giải pháp Thời tiết & Nông nghiệp AgriMedia và đối tác là Trung tâm nghiên cứu GIS, Đại học Feng Chia, Đài Loan (Trung Quốc) tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực phòng chống thiên tai tại Việt Nam.

Thỏa thuận hợp tác giữa AgriMedia và GIS nhằm mục đích xây dựng, phát triển hệ thống giám sát thiên tai bằng công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới tại Việt Nam. Theo đó, phía Đài Loan sẽ giới thiệu các kiến ​​thức, kỹ thuật phát triển cảm biến, thiết bị trên không và mặt đất để thu thập, xử lý số liệu thời tiết, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, các hiện tượng thiên tai.

Đồng thời, GIS cũng chuyển giao các ứng dụng công nghệ tiên tiến hỗ trợ các dự án phòng chống thiên tai tại Việt Nam. Dựa trên ứng dụng công nghệ thông minh, hiện đại và tiên tiến, AgriMedia đang cung cấp các giải pháp về thời tiết, nông nghiệp có giá trị cốt lõi cho cộng đồng, góp phần giảm thiểu rủi ro, hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp, đời sống người dân và nhiều ngành kinh tế khác.

Những năm qua, Công ty Cổ phần Giải pháp Thời tiết WeatherPlus cũng là doanh nghiệp phát triển mạng lưới quan trắc là các trạm thời tiết, trạm đo mưa tại khu vực cần cảnh báo để giám sát lượng mưa thực tế.

Từ đó kết hợp lượng mưa dự báo các ngày tới, xây dựng mô hình thủy văn nhằm mô tả chính xác lưu vực cần nghiên cứu, tính toán lưu lượng và dự báo dòng chảy, đưa ra bản đồ ngập lụt cho các khu vực hạ lưu. Lũ quét và trượt lở là dạng thiên tai có quan hệ mật thiết với lượng mưa. Kết hợp hệ thống cảnh báo mưa sớm và lũ quét, trượt lở sẽ là giải pháp tổng thể giúp bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho người dân trước thiên tai.

Tại các điểm có nguy cơ cao về lũ quét, trượt lở đất, WeatherPlus lắp đặt mạng lưới cảm biến bao gồm cảm biến đo rung chấn của đất, dây căng kế, cảm biến dây căng ngang dòng, camera hồng ngoại giám sát dòng chảy.

Tại các khu vực bị ảnh hưởng như chân núi, ven sông suối, WeatherPlus lắp đặt đèn báo, còi hú để cảnh báo tức thời cho người dân. Khi có lũ quét, trượt lở xảy ra, các cảm biến đưa ra thuật toán chính xác, tức thời, truyền tín hiệu về trung tâm xử lý, truyền lệnh cảnh báo khẩn cấp đến các khu vực lắp còi và đèn cảnh báo.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Khóa dược đầu tiên của Đại học Cửu Long nhận bằng tốt nghiệp

Vĩnh Long Ngày 1/11, Trường Đại học Cửu Long tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho 141 sinh viên ngành dược hệ đại học chính quy, khóa 21.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất