| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An 'khoác tấm áo mới'

Thứ Hai 09/12/2019 , 09:45 (GMT+7)

Việc khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết, qua đó góp phần quan trọng nâng cao sinh kế cho người dân.

Đây là dự án thủy lợi trong điểm được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề thiếu hụt nước tưới tại nhiều vùng của tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thanh Nga.

Dự án được Bộ NN-PTNT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1929/QĐ.BNN-TCTL ngày 14/8/2012 với tổng chi phí thực hiện hơn 5.700 tỷ đồng. Trong đó vốn vay JICA là 4.833,4 tỷ đồng (chiếm 84,7%), vốn đối ứng Trung ương  500,3  tỷ đồng  (chiếm 8,8%), vốn đối ứng tỉnh Nghệ An 371,7 tỷ đồng  (chiếm 6,5%).

Công trình quy mô gồm 2 hợp phần, riêng hợp phần 1 sẽ tập trung nâng cấp hệ thống tưới (đập dâng Đô Lương, cống Tràng Sơn, kênh chính, kênh nhánh cấp 1, 2, 3, các công trình trên kênh và lắp đặt hệ thống SCADA) và tiêu (nạo vét 3 trục tiêu và mở rộng cống Diễn Thành).

Mục tiêu chính của dự án là khôi phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An nhằm bảo đảm tưới ổn định cho 27.656 ha đất nông nghiệp, tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt cho 5 huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. Bên cạnh đó sẽ mở rộng, hoàn thiện cống Diễn Thành vừa ngăn mặn, giữ ngọt, tạo nguồn cấp nước cho 15.000 ha, vừa đảm bảo tiêu úng, giảm ngập cho vùng trũng của 2 huyện Yên Thành và Diễn Châu. 

Là dự án thủy lợi trọng điểm với khối lượng công việc khổng lồ, đòi hỏi cùng lúc rất nhiều yếu tố, từ tiềm lực tài chính đến trình độ nên quá trình thực hiện đối mặt với không ít gian nan, thách thức, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên được sự quan tâm sâu sát của Trung ương, của Bộ NN-PTNT, đặc biệt là phía Tổ chức Jica, chính quyền các cấp tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị liên quan đã nỗ lực không ngơi nghỉ để thu về thành quả xứng đáng.

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra tiến độ thi công tại đập Ba ra Đô Lương, một hạng mục chính của dự án ngàn tỷ. Ảnh: Thanh Nga.

Thực tế ngay từ ban đầu các chuyên gia Nhật Bản đã chỉ đạo Cty tư vấn HECC2 khảo sát kỹ lưỡng thực trạng, trên cơ cơ sở thiết kế các tuyến kênh theo hướng gọn nhẹ, khắc phục các hạn chế về địa chất, địa hình, đồng thời ứng dụng hiệu quả công nghệ hàng đầu để phát huy hiệu quả cao nhất trên đồng ruộng xứ Nghệ. Riêng tại Đô Lương, ưu tiên tập trung vào các kênh KN36, KN2, KN47... để sớm xóa bỏ tình trạng "thượng điền tích thủy, hạ điền khan" vốn dĩ đã tồn tại trước đó suốt một thời gian dài.

Ghi nhận tình hình thực tế, đến nay những gói thầu tại huyện Đô Lương cơ bản đã hoàn tất. Dự án đi vào hoạt động nhanh chóng xóa bỏ nỗi lo về nhu cầu nước tưới tại khu vực bán sơn địa đặc trưng. Hệ thống kênh mương chắp vá, xây dựng tạm bợ từ hàng chục năm trước cơ bản được khoác lên tấm áo mới trang hoàng hơn, chất lượng hơn.

Số đông người dân nhận xét, hệ thống kênh bê tông mới rất phù hợp với địa hình sẵn có và điều kiện thời tiết đặc trưng, giúp các hộ chủ động tích nước để tạo đà thuận lợi cho quá trình canh tác.

Một hạng mục trọng điểm khác là xây dựng đập Ba ra Đô Lương, kế hoạch sẽ tạo nên kênh dẫn dòng mới có chiều dài 325 m để làm hệ thống cống bê tông chống bồi đắp. Cùng với đó sẽ tổ chức thi công nhà quản lí, đường 2 bên dòng kênh, làm mới hệ thống cửa và phao xả nước, nâng cấp từ 12 lên 15 cửa, nâng chiều dài từ 23 m lên 42 m.

Công trình do liên doanh Công ty TNHH Hòa Hiệp và Sông Đà 4 đảm nhận, dự kiến đưa vào sử dụng vào tháng 9/2021. Khi  hoàn thành được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp đủ nước cho hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An cũng như tạo điểm nhân du lịch tại chính công trình đập Ba ra Đô Lương.

Dự án đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của nhân dân trên địa bàn. Ảnh: Thanh Nga.

Việc xóa bỏ các “điểm nghẽn” về tưới tiêu tại huyện Đô Lương là cơ sở tiếp áp dụng tại các địa phương có điều kiện tương tự như Quỳnh Lưu hay Diễn Châu. Tuy nhiên bên cạnh tín hiệu khả quan cũng manh nha xuất hiện các nội dung vướng mắc, điển hình là tình trạng thiếu an toàn, gây lãnh phí nguồn nước… xuất phát từ hành động ngang nhiên đục phá lòng, thành kênh của một số người dân thiếu ý thức.

Tính đến nay, Nhật Bản đã tài trợ cho Nghệ An 44 chương trình, dự án viện trợ ODA. Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, Nguyễn Đắc Vinh khẳng định, chính quyền và nhân dân Nghệ An ý thức được rằng những thành quả đạt được trong những năm qua có sự giúp đỡ và đóng góp to lớn của đất nước xứ sở mặt trời mọc, một đối tác quan trọng hàng đầu:

“Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, của JICA, JETRO, của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đã, đang và sẽ đồng hành cùng tỉnh nhà vì sự phát triển KT-XH vững bền của địa phương”, ông Vinh khẳng định.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.