| Hotline: 0983.970.780

Hiệp hội Phân bón Việt Nam tham quan Nhà máy Đạm Cà Mau

Thứ Sáu 23/06/2023 , 17:56 (GMT+7)

Chiều 23/6, các đại biểu dự Hội thảo Ngành phân bón với biến đổi khí hậu và nông nghiệp xanh có chuyến tham quan thực địa Nhà máy Đạm Cà Mau.

Các đại biểu tham quan Trung tâm điều hành, Nhà máy Đạm Cà Mau. Ảnh: Nguyên Huân.

Các đại biểu tham quan Trung tâm điều hành, Nhà máy Đạm Cà Mau. Ảnh: Nguyên Huân.

Trong khuôn khổ Hội thảo Ngành phân bón với biến đổi khí hậu và nông nghiệp xanh, Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) và Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tổ chức chuyến tham quan Nhà máy Đạm Cà Mau.

Cụ thể, Đoàn đã đi tham quan văn phòng Nhà máy, khu trung tâm điều hành, khu cầu cảng xuất hàng và khu vực dây chuyền sản xuất, đóng gói.

Nhà máy Đạm Cà Mau thuộc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, nằm trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau (thuộc Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau). Nhà máy khánh thành ngày 26/10/2012 với với tổng mức đầu tư trên 760 triệu USD.

Các đại biểu tham dự Hội thảo Ngành phân bón với biến đổi khí hậu và nông nghiệp xanh tham quan Nhà máy Đạm Cà Mau. Ảnh: Nguyên Huân.

Các đại biểu tham dự Hội thảo Ngành phân bón với biến đổi khí hậu và nông nghiệp xanh tham quan Nhà máy Đạm Cà Mau. Ảnh: Nguyên Huân.

Nhà máy có công suất 800.000 tấn ure hạt đục/năm. Nguyên liệu tiêu thụ khoảng 435 triệu m3 khí/năm từ lô PM3-CAA và mỏ Cái Nước thuộc vùng biển Tây Nam Việt Nam thông qua đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau.

PVCFC chuyển sang hình thức công ty cổ phần từ ngày 15/01/2015 và hoàn thành niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM với mã chứng khoán DCM. Hiện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN đang nắm giữ 75% vốn điều lệ PVCFC.

Khu cầu cảng bốc xếp hàng của Nhà máy Đạm Cà Mau. Ảnh: Nguyên Huân.

Khu cầu cảng bốc xếp hàng của Nhà máy Đạm Cà Mau. Ảnh: Nguyên Huân.

Kể từ khi đi vào hoạt động thương mại năm 2012 đến nay, Nhà máy Đạm Cà Mau luôn vận hành liên tục, ổn định 98 - 100% công suất thiết kế. Sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng nên ngoài phục vụ nhu cầu trong nước còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

Ngoài sản phẩm thế mạnh là ure hạt đục, Phân bón Cà Mau hiện còn bộ sản phẩm đa dạng, chất lượng cao như: NPK Cà Mau, DAP Cà Mau, Kali Cà Mau, OM Cà Mau Green, OM Cà Mau Tech, Urea Bio, N.Humate+TE Cà Mau,…

Hệ thống Trung tâm điều khiển vận hành tự động Nhà máy Đạm Cà Mau. Ảnh: Nguyên Huân.

Hệ thống Trung tâm điều khiển vận hành tự động Nhà máy Đạm Cà Mau. Ảnh: Nguyên Huân.

Năm 2023, Phân bón Cà Mau đặt mục tiêu sản xuất 882.000 tấn ure quy đổi, 160.000 tấn NPK. Sản lượng kinh doanh dự kiến với ure là 760.000 tấn, các sản phẩm từ gốc ure là 100.000 tấn, NPK 160.000 tấn và phân bón tự doanh 211.000 tấn. Tổng doanh thu dự kiến 13.458 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.383 tỷ đồng. 

Sáu tháng đầu năm 2023, Phân bón Cà Mau ước đạt doanh thu khoảng 6.650 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 377 tỷ đồng.

Xem thêm
Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Các mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi cần được hưởng mức thuế chung 1%

Cục Chăn nuôi vừa có công văn gửi Tổng cục Hải quan, đề xuất, kiến nghị áp dụng thuế suất chung 1% với mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.

Bình luận mới nhất