| Hotline: 0983.970.780

ADB viện trợ khẩn cấp miền Trung 2,5 triệu USD khắc phục bão lũ

Thứ Tư 25/11/2020 , 05:04 (GMT+7)

Để kịp thời hỗ trợ miền Trung sau hàng loạt thảm họa thiên tai, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã hỗ trợ Việt Nam 2,5 triệu USD

Lễ Ký kết Thỏa thuận viện trợ quốc tế khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung. Ảnh: Phạm Hiếu.

Lễ Ký kết Thỏa thuận viện trợ quốc tế khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung. Ảnh: Phạm Hiếu.

Một năm thiên tai

Chiều 24/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Xuân Cường và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ông Andrew Jeffries đã ký Thỏa thuận viện trợ quốc tế khẩn cấp không hoàn lại trị giá 2,5 triệu USD từ ADB cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai do bão lũ vừa qua tại một số tỉnh miền Trung.

Khoản viện trợ này được trích từ Quỹ Ứng phó Thảm họa Châu Á - Thái Bình Dương của ADB, được thành lập nhằm hỗ trợ khẩn cấp cho các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai.

Phát biểu tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao vai trò cũng như tổ chức thực hiện, triển khai những dự án đầu tư về cơ chế hạ tầng thông qua ADB đối với Việt Nam.

Cũng theo Bộ trưởng, năm 2020 là một năm thiên tai khủng khiếp đối với Việt Nam: “Từ trung tuần tháng 9 đến tháng 11 vừa qua, trong khoảng thời gian rất ngắn, miền Trung đã phải hứng chịu 9 cơn bão, 2 cơn áp thấp nhiệt đới.

Những thảm họa thiên tai lịch sử. 249 người chết và mất tích. Thiệt hại bước đầu khoảng 30.000 tỷ đồng".

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao vai trò cũng như tổ chức thực hiện, triển khai công tác hỗ trợ miền Trung của ADB. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao vai trò cũng như tổ chức thực hiện, triển khai công tác hỗ trợ miền Trung của ADB. Ảnh: Phạm Hiếu.

Lãnh đạo ngành NN-PTNT cho hay, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và cả hệ thống chính trị đã tập trung dự báo, ứng phó, phòng ngừa công tác khắc phục hậu quả và đã chỉ đạo các địa phương giảm thiểu đến mức độ thấp nhất của thiệt hại.

Từ nay đến cuối năm 2020, Bộ NN-PTNT sẽ hỗ trợ công tác giống, cử lực lượng kỹ sư để hướng dẫn người dân bị thiệt hại ở miền Trung phục hồi sản xuất. Về công tác thủy lợi phòng chống thiên tai, Bộ sẽ hướng dẫn việc phục hồi các thiết chế hạ tầng thủy lợi nhỏ để kịp thời đáp ứng ngay yêu cầu của sản xuất. Tổng Cục thủy lợi sẽ tiến hành khắc phục những công trình nước sạch để phục vụ người dân chịu thiệt hại cũng như xử lý môi trường”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường.

“Chúng tôi rất hoan nghênh ADB cùng 32 thành viên tổ chức tự nguyện đã hỗ trợ trực tiếp cho Việt Nam 21,3 triệu USD. Sự hỗ trợ kịp thời này không chỉ mang ý nghĩa to lớn về giá trị vật chất mà còn là giá trị tinh thần sẻ chia của cộng đồng quốc tế đối với người dân và Chính phủ Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ.

Tập trung hỗ trợ miền Trung

Dựa trên kết quả đánh giá của đoàn công tác do Đối tác Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai và Văn phòng Điều phối Quốc gia của Liên Hiệp Quốc kết hợp thực hiện cùng các đối tác khác tại các tỉnh miền Trung của Việt Nam, ADB đồng ý cung cấp khoản viện trợ nêu trên cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai dưới sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT (thông qua Tổng cục Phòng, chống thiên tai) nhằm hỗ trợ người dân từng bước khôi phục đời sống sinh hoạt và sản xuất, ổn định đời sống sau thiên tai.

Việc khôi phục các cơ sở hạ tầng quan trọng cũng như khắc phục những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra thời gian qua đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn nữa của Chính phủ, các Bộ ngành và những địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão, lũ, ngập lụt cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

NN-PTNT và ADB hiện đang phối hợp xem xét đề xuất Chính phủ phê duyệt một khoản vay hỗ trợ khẩn cấp để sửa chữa và xây dựng lại các cơ sở hạ tầng trong đó ưu tiên những công trình quan trọng nhằm nhanh chóng phục hồi hoạt động kinh tế xã hội tại các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề do bão lũ. ADB cũng đang phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) trong công tác hỗ trợ khẩn cấp.

Theo ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á, ADB sẽ triển khai hiệu quả các biện pháp để hỗ trợ miền Trung. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á, ADB sẽ triển khai hiệu quả các biện pháp để hỗ trợ miền Trung. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho biết: “Xét đến tính chất cấp bách và phức tạp với sự tham gia của nhiều tỉnh, để khoản vay hỗ trợ khẩn cấp được phê duyệt và nhanh chóng triển khai một cách có hiệu quả, điều quan trọng là phải có quy trình và thủ tục đặc biệt, bao gồm việc Chính phủ giao cho Bộ NN-PTNT là cơ quan đầu mối, thực hiện và chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối và quản lý các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai”.

Khi được phê duyệt, khoản vay hỗ trợ khẩn cấp của ADB sẽ được sử dụng như một phần ngân sách của Chính phủ nhằm hỗ trợ cho các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề do bão lụt. ADB mong muốn Chính phủ Việt Nam sớm phê duyệt khoản vay này theo một qui trình rút gọn để có thể ký kết khoản vay hỗ trợ khẩn cấp vào tháng 3 năm 2021.

Khoản viện trợ trị giá 2,5 triệu USD được trích từ Quỹ Ứng phó Thảm họa Châu Á - Thái Bình Dương của ADB. Ảnh: Phạm Hiếu.

Khoản viện trợ trị giá 2,5 triệu USD được trích từ Quỹ Ứng phó Thảm họa Châu Á - Thái Bình Dương của ADB. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai được thành lập tháng 10/2017 với sự tham gia của hơn 20 cơ quan, tổ chức. Ngay sau khi được thành lập, trước diễn biến phức tạp của hạn hán cuối năm 2019, đầu 2020 và lũ bão, lũ quét và sạt lở đất trong tháng 9 - 10/2020, Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã thực hiện quả vai trò chia sẻ thông tin và điều phối với các đối tác trong lĩnh vực giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thừa nắng, thiếu mưa, cả nước chuẩn bị đón mùa hè rực lửa

Nhiệt độ và nắng nóng thời điểm tháng 5/2024 trên phạm vi toàn quốc trung bình phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; tháng 6/2024, cao hơn từ 0,5-1,5 độ C.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm