| Hotline: 0983.970.780

Hơn 4.000 container nằm la liệt trong vụ ùn tắc lịch sử ở Lạng Sơn

Thứ Tư 15/12/2021 , 13:37 (GMT+7)

Hiện vẫn còn hơn 4.000 container hàng hóa, chủ yếu là nông sản đang bị ùn ứ tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn chờ làm thủ tục sang Trung Quốc.

 

Với số lượng container nằm chờ tại các khu vực cửa khẩu lên đến 4.100 xe tính đến sáng 14/12, đây được cho là đợt ùn ứ lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Lạng Sơn. Nguyên nhân được cho là do lượng xe chở nông sản từ các địa phương phía Nam đang tập trung về Lạng Sơn với số lượng lớn, phần vì vào mùa thu hoạch, phần vì nhu cầu tiêu thụ cho Tết Nguyên đán của Trung Quốc tăng cao.

 

Theo báo cáo của Sở Công thương Lạng Sơn, lượng xe ùn ứ tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma đến sáng 14/12 là 4.100 xe. Trong đó khu vực Cửa khẩu Tân Thanh 2.294 xe, Cửa khẩu Chi Ma 728 xe và Cửa khẩu Hữu Nghị 1.078 xe.

 

Không chỉ ùn ứ trong các bãi xe, bãi tạm mà dọc tuyến quốc lộ 1A trước các cửa khẩu cũng có tình trạng container nối đuôi nhau hàng km chờ được vào bến, chờ làm thủ tục thông quan.

 

Theo Sở Công thuơng Lạng Sơn, các mặt hàng tồn chủ yếu tại Cửa khẩu Tân Thanh là dưa hấu (tỉnh Quảng Ngãi), thanh long (tỉnh Bình Thuận), chuối xanh (tỉnh Tiền Giang), mít (tỉnh Đắk Lắk, Tiền Giang), xoài (tỉnh Bình Định).

 

Trong khi đó, mặt hàng tồn chủ yếu tại Cửa khẩu Hữu Nghị là mít, thanh long, ván bóc, linh kiện điện tử,… còn ở khu vực Cửa khẩu chính Chi Ma là tinh bột sắn (chiếm đến 70%), chè khô, hạt vừng, hạt sen, hạt bo bo, sa nhân, cây cút mây, cau khô, nhựa thông, phế liệu kén tằm,…

 

Bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, nguyên nhân ùn tắc là do nhiều ngày nay, cơ quan chức năng Trung Quốc phong tỏa cặp cửa khẩu Ái Điểm - Chi Ma để phòng chống dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng nước bạn cũng siết chặt quy trình xuất, nhập khẩu hàng hóa để phòng chống dịch bệnh Covid-19 nên lưu lượng xuất, nhập khẩu tại các cửa khẩu Tân Thanh và Hữu Nghị giảm đáng kể.

 

Do đó, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn khuyến nghị, các địa phương vùng nguyên liệu, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cần chủ động trao đổi thông tin với các cơ quan chuyên môn của Lạng Sơn để cập nhật tình hình xuất nhập khẩu tại biên giới. Từ đó điều tiết được lượng hạng xuất khẩu từ sớm, từ xa, tránh tình trạng đưa hàng lên cửa khẩu rồi ùn tắc nhiều ngày.

 

Hiện nay, theo phản ánh của các lái xe container đường dài, trung bình mỗi chuyến phải mất từ 15-20 ngày mới có thể đưa được hàng sang biên giới, thậm chí lâu hơn. Điều này làm ảnh hưởng đến chi phí của lái xe, chủ xe và chủ hàng dẫn đến giá nông sản cũng bị tác động.

"Trước đây, mỗi chuyến chở nông sản từ Bình Định ra đến Lạng Sơn rồi quay về chỉ vào khoảng 12 ngày, nhưng bây giờ thì 20 ngày vẫn còn ở bãi xe", tài xế Hồ Văn Trí quê Bình Định cho biết.

Những vườn vải trĩu quả hiếm hoi ở Lục Ngạn năm nay

Những vườn vải trĩu quả hiếm hoi ở Lục Ngạn năm nay

Ảnh 10:22

Do thời tiết bất thuận, sản lượng vải ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) năm nay dự kiến chỉ còn khoảng 30% so với 2023, nhiều vườn chỉ thấy màu xanh của lá.

Độc đáo những món ăn chế biến từ sen

Độc đáo những món ăn chế biến từ sen

Ảnh 08:24

ĐỒNG THÁP Du khách đặt chân đến Đất Sen hồng Đồng Tháp, không chỉ thích thú với những cánh đồng sen tỏa sắc mà còn bị hút hồn bởi các món ăn đặc sản được chế biến từ sen.

Quảng Trị Marathon 2024 ra mắt huy chương và áo đấu

Quảng Trị Marathon 2024 ra mắt huy chương và áo đấu

Ảnh 08:36

Lấy cảm hứng từ biểu tượng Thành cổ Quảng Trị và chim bồ câu mang khát vọng hòa bình, huy chương được trau chuốt với nét thẩm mỹ đậm văn hóa, tinh thần dân tộc.

Không gian xanh như Đà Lạt thu nhỏ ở TP.HCM

Không gian xanh như Đà Lạt thu nhỏ ở TP.HCM

Ảnh 09:50

Được bao phủ bởi không gian xanh thiên nhiên, quán cà phê Cú Trên Cây mang đậm chất Đà Lạt giữa TP.HCM là điểm dừng chân thích hợp cho những ngày nắng nóng.

Gà Mã Đà đẹp như chim, có nguy cơ tuyệt chủng

Gà Mã Đà đẹp như chim, có nguy cơ tuyệt chủng

Ảnh 09:50

ĐỒNG NAI Với hình thù đặc trưng, giống gà Mã Đà vừa có thể nuôi làm cảnh, vừa có thể để bán làm thịt đặc sản với giá trị kinh tế cao.

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Ảnh 17:00

Để chống hạn cho cây trồng, nông dân Hà Tĩnh đào giếng, lắp hệ thống tưới tự động, thậm chí đem cả thức ăn dự trữ cho trâu bò ra tấp ủ gốc cây.

Xem thêm