| Hotline: 0983.970.780

Hỗn chiến tranh giành đất rừng ở Yên Bái: 6 công an, bảo vệ nhập viện

Thứ Năm 08/12/2011 , 10:07 (GMT+7)

Huyện Trấn Yên đã phải huy động gần 20 chiến sĩ CA cùng lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền xã Y Can và các đoàn thể vào thì cuộc hỗn chiến mới chấm dứt.

CA xã và bảo vệ DN 327 bị đánh đang điều trị trong bệnh viện tỉnh

Mâu thuẫn xuất phát từ việc UBND tỉnh Yên Bái cho doanh nghiệp 327 thuê đất trồng rừng đã âm ỉ từ lâu, nay mới bùng phát, khi hàng chục người với đầy đủ gậy gộc lao vào đánh đuổi bảo vệ DN và công an xã khiến 6 người phải nhập viện.

Bí thư Đảng uỷ xã Y Can (Trấn Yên-Yên Bái), ông Dương Kim Vượng cho biết: Sự việc diễn ra sáng 6/12, khi bảo vệ DN 327 ngăn cản một số người dân phát luống chăm sóc quế lấn chiếm diện tích đất lâm nghiệp đã được UBND tỉnh Yên Bái cho DN 327 thuê trồng rừng từ năm 26/11/2007. Khi UBND xã điều lực lượng CA xã vào lập biên bản và hoà giải thì bị những người quá khích tấn công, không chỉ bảo vệ của DN 327 bị đánh mà CA xã cũng bị đánh, có người bị đánh gục ngay tại chỗ.

Vụ việc được tóm tắt như sau: Năm 2007, sau khi rà soát lại 3 loại rừng, một số diện tích rừng giao cho lâm trường sau khi rà soát được UBND tỉnh Yên Bái giao cho DN 327 thuê trồng rừng, trong đó có 43,8 ha nằm trên đất xã Y Can. Khi DN 327 tổ chức phát dọn trồng cây thì một số người dân trong khu vực cũng ùa lên phát tranh chấp đất với DN 327, lý do họ đưa ra: Tại sao tỉnh không giao đất cho người dân, mà giao cho người bên ngoài? Nếu người ngoài phát được thì dân chúng tôi cũng phát được…

Xét thấy sự việc quá phức tạp, UBND tỉnh yêu cầu DN 327 dừng việc phát dọn để tìm hướng xử lý. Ngày 6/4/2011 UBND tỉnh Yên Bái có văn bản số 581/CV-UBND đồng ý cho DN 327 tiếp tục trồng rừng trên diện tích đã giao. Ngày 22/5/2011 DN 327 tổ chức phát dọn thì người dân các thôn: Minh An, An Thành, An Hoà, An Phú cũng kéo nhau lên phát dọn tranh chấp đất với DN 327 với diện tích 6,7 ha, sau đó thì đưa quế lên trồng.

Từ ngày 27/5/2011, Đảng uỷ và UBND xã Y Can đã tổ chức 17 cuộc họp từ xã tới các thôn, để thông tin đầy đủ việc UBND tỉnh Yên Bái cho thuê đất rừng phù hợp với luật pháp. Ngày 21/10/2011 DN 327 có công văn số 69/CV-DN thống nhất mức bồi hoàn cho người dân đã phát, dọn và trồng quế trên diện tích UBND tỉnh đã giao cho DN, với diện tích đo thực tế là 7,2 ha.

Cụ thể mức bồi hoàn tiền công cho người dân như sau: Phát thực bì 2,5 triệu/ha, công dọn 1,2 triệu/ha, công trồng 120.000đ/ha, tổng số tiền DN 327 bồi hoàn cho người dân là 50 triệu đồng, số cây giống quế, tiền làm lán trại DN 327 sẽ trả trực tiếp cho ông Dương Trung Vượng, người đứng ra mua cây quế giống. UBND xã yêu cầu các thôn lập danh sách và mời các hộ ra UBND xã nhận tiền. Tuy nhiên, chỉ thôn An Thành có danh sách, còn lại 3 thôn không lập danh sách, một số phần tử muốn giữ lại số diện tích đó đã ngấm ngầm tung tin: Ai ra nhận tiền sẽ bị CA bắt, khiến nhiều người không dám ra nhận tiền.

Ngày 4/12/2011, DN 327 tổ chức phát dọn, thì sáng 5/12/2011 khoảng 20 người chủ yếu là phụ nữ tới phát luổng cỏ cây trên diện tích họ đã lấn chiếm trồng quế. Theo thuật lại của một số người có mặt tại hiện trường: Ngày 6/12 có khoảng 50 người dân kéo nhau lên đồi luổng cỏ quế trên diện tích đang tranh chấp. Tổ bảo vệ DN 327 có 12 người, anh Nguyễn Văn Thuý là người xã Y Can được DN 327 thuê bảo vệ, đã ngăn cản không cho chị Triệu Thị Quy người thôn An Phú phát, hai bên giằnh co nhau, con dao quắm chị Quy đang cầm sượt vào đầu khiến chị này chảy máu.

Huyện Trấn Yên đã phải huy động gần 20 chiến sĩ CA cùng lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền xã Y Can và các đoàn thể vào thì cuộc hỗn chiến mới chấm dứt.

Khi được thông báo, chính quyền xã cử 7 CA viên do anh Nguyễn Tiến Dũng làm tổ trưởng vào can ngăn, hoà giải. Khi anh Dũng đang lập biên bản thì có khoảng 20 người cầm gậy gộc lao tới tri hô: Đánh chết mẹ chúng nó đi…rồi xông vào đánh tổ bảo vệ của DN 327. Anh Dũng đang ngồi lập biên bản yêu cầu mọi người không được đánh nhau thì tên Triệu Quý Hương xông vào quật gậy vào đầu anh Dũng, anh chỉ kịp kêu lên: Hương ơi sao mày lại đánh anh thế…Nói được mấy câu ấy, anh Dũng gục xuống, máu chảy lênh láng trên mặt.

Những người dân đã đuổi đánh 12 người tổ bảo vệ DN 327 và nhóm CA xã, biến vùng đất rừng Y Can thành cuộc hỗn chiến. Do nghi ngờ anh Nguyễn Văn Thuý chém chị Triệu Thị Quy nên nhóm người này đã truy đuổi ráo riết, đánh anh Thuý bị gãy tay trái và nhiều vết thương trên cơ thể. Ngoài anh Thuý, các anh: Hoàng Trọng Tấn, Trần Cao Cường là bảo vệ của DN 327 cũng bị đánh, các CA viên là: Lê Quỳnh, Đỗ Hoàng Lan, Lê Văn Hà cũng bị đánh khiến tất cả đều phải nhập viện.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm