| Hotline: 0983.970.780

Huế: Thả về rừng cá thể sơn dương bị nguy cấp

Thứ Ba 21/04/2020 , 08:45 (GMT+7)

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tiến hành thả cá thể sơn dương quý hiếm sau khi thu giữ từ hai đối tượng săn bắt.

Lực lượng chức năng tiến hành thả cá thể sơn dương về với rừng. Ảnh: T.T.

Lực lượng chức năng tiến hành thả cá thể sơn dương về với rừng. Ảnh: T.T.

Ông Lê Văn Tường, Hạt trưởng Hạt Kiếm lâm Phú Lộc (Thừa Thiên- Huế) cho biết, đơn vị vừa tiến hành thả 2 cá thể sơn dương quý hiếm do Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Bắc Hải Vân bàn giao.

Trước đó, lực lượng Bảo vệ rừng (BVR) thuộc BQLRPH Bắc Hải Vân tổ chức tuần tra, truy quét tại khu vực khe Mệ thuộc tiểu khu 235, địa bàn thôn Thủy Cam, xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc). Tại đây, lực lượng BVR phát hiện hai đối tượng đang vận chuyển một cá thể sơn dương chuẩn bị đưa ra khỏi rừng.

Lực lượng BVR đã  tiến hành các biện pháp vây bắt, nhưng do địa hình núi rừng phức tạp, độ dốc lớn, các đối tượng dùng hung khí chống trả quyết liệt và đã bỏ lại cá thể sơn dương rồi tẩu thoát.

Mắc bẫy, bị thương nặng ở chân, cá thể sơn dương được chăm sóc, cứu chữa và đã thả về môi trường sau đó.

Được biết, sơn dương thuộc loại động vật rừng quý hiếm nguy cấp nhóm IB, cấm săn bắt và có thể bị xử lý hình sự nếu có hành vi săn bắt trái phép hoặc khai thác thương mại.

Theo ông Lê Văn Tường, trước đó, vào giữa tháng 3, lực lượng BVR thuộc BQLRPH Bắc Hải Vân phối hợp với kiểm lâm địa bàn thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) tổ chức truy quét tại rừng.

Tại khoảnh 5, tiểu khu 252 thuộc rừng đặc dụng Lăng Cô, lực lượng BVR phát hiện các đối tượng săn bẫy ĐVHD.

Không thể bắt giữ lâm tặc do quá manh động, hung hãn, tổ tuần tra đã thu giữ 64 cái bẫy kẹp đặt rải rác giữa các khu rừng.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm